Nâng cao năng lực quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 118)

- Đối với các ngành kinh tế: Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn

3.2.2.1. Nâng cao năng lực quản trị điều hành

BIDV hoạt động với mạng lưới rộng khắp, ở nhiều mức độ khác nhau nên quản lý rất phức tạp. BIDV cần xây dựng cơ chế kinh doanh mới để nâng cao năng lực quản trị điều hành, cụ thể:

BIDV thực hiện hạch toán độc lập một các tương đối nên chừng mực nào đó được độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Các quyết sách kinh doanh vừa phải thế hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy được quyền chủ động sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hướng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp hóa với cụ thể hóa từng thời kỳ ngắn hạng. Quyết sách đúng đắn và phát huy hiệu quả cao, phải thể hiện sự kết hợp trí tuệ của tập thể với tính quyết đoán của người gián đốc, điều hành để thống nhất thực hiện.

Thứ hai, cơ chế kích thích: Thực hiện ý chí kinh doanh và mục tiêu lợi ích ngày càng cao, BIDV phải xây dựng được cơ chế kích thích như: Quy chế thi đua, khen thưởng, phát huy sáng kiến, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và mục đích kinh doanh của từng chi nhánh để làm động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên thực hiện tốt định hướng kinh doanh của mình. Quy chế thi đua vừa phải khêu gợi được tính tích cực, vừa phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể đảm bảo lợi ích chung của ngân hàng.

Thứ ba, cơ chế ràng buộc: Cốt lõi của cơ chế ràng buộc là phân định rõ ranh giới trách nhiệm đối với rủi ro, trực tiếp gắn trách nhiệm cho những người quyết sách, người thừa hành nhiệm vụ đối với rủi ro và tổn thất do quyết sách và hành động của họ gây ra. Các hoạt động của NHTM đều có rủi ro đặc biệt là hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ bị tăng rủi ro rất lớn nếu không có những quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cấp xem xét giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, BIDV phải xây dựng quy trình nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, quy trình thẻ tín dụng, thẻ ATM trong đó quy định rất cụ thể trách nhiệm của từng người đối với từng mặt nghiệp vụ của ngân hàng.

Thứ tư, cơ chế phân phối thu nhập: Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều thực hiện mục tiêu cuối cùng là lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Nếu các lợi ích này được phân phối công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể làm tốt. Vì vậy BIDV cần phải

hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng...để dần đảm bảo người có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao, người có cống hiến ít, hiệu quả lao động thấp thì lương thấp.

Thứ năm, cơ chế quản lý tài sản: BIDV hoạt động theo hệ thống phân cấp quản lý, vì vậy phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản. Tài sản cố định phải được giao cụ thể cả tài sản, cả nguồn để chi nhánh các cấp được dần tự chủ tính toán nâng cao hiệu quả kinh doanh thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w