quốc tế của một số NHTM trong và ngoài nước và bài học kinh nghiệm cho BIDV
1.3.1.Tổng quan kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế kiện hội nhập quốc tế
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng ANZ Việt Nam:
ANZ là một trong số những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. Trong hơn 17 năm hoạt động tại Việt Nam đã giành được một loạt giải thưởng trong nước và quốc tế, nổi bật trong số đó là 8 năm liền ANZ giành giải thưởng Rồng Vàng (2001 - 2009) và liên tiếp các năm 2003, 2004, 2008, 2009 ANZ giành giải thưởng NHBL tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asian Banker trao.
Để đạt được các thành tích đó tại Việt Nam, ANZ toàn cầu kiên trì theo đuổi một chiến lược phát triển ngân hàng nhất quán rõ ràng là: Trở thành ngân hàng hàng đầu tại Châu Á vào năm 2012 và chiếm 20% lợi nhuận vào năm 2012. Nhất quán với mục tiêu chiến lược của ANZ toàn cầu, chiến lược của ANZ Việt Nam thể hiện qua các khía cạnh:
+ Phân khúc thị trường: Nhận thấy Việt Nam, Campuchia, Lào là các thị trường tiềm năng và có nhiều nét tương đồng, ANZ Việt Nam đã đầu tư 400 triệu USD để phát triển mạng lưới rộng khắp khu vực Đông Dương và trở thành ngân hàng quốc tế duy nhất có hoạt động xuyên suốt tại cả 3 thị trường Việt Nam, Campuchia, Lào. Với tôn chỉ ‘hướng tới cộng đồng’ bằng hình thức kinh doanh minh bạch, đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, ANZ đã trở thành
ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009.
+ Phân khúc khách hàng trọng tâm:
tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung, ANZ tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Phát triển sản phẩm chủ đạo: Một trong những điểm đáng lưu ý của khu vực Đông Dương là nhu cầu về tín dụng và bảo hiểm của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa vả nhỏ đang có xu hướng gia tăng. Do đó, sản phẩm liên kết giữa ngân hàng với bảo hiểm sẽ đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh doanh bán lẻ của ANZ trong các năm tới.
Có thể thấy, tuy phạm vi hoạt động trải rộng trên phạm vi toàn cầu và có ưu thế cũng như kinh nghiệm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú nhưng ANZ không đầu tư dàn trải, chung chung mà chiến lược phát triển của ANZ Việt Nam hết sức cụ thể và rõ ràng, nhất quán với chiến lược của ANZ toàn cầu đó là phát triển hoạt động ngân hàng tại Châu Á, và đã trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại khu vực Đông Dương.
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của City Bank
Trong quá trình phát triển của mình, City Bank xây dựng một chiến lược khách hàng dài hạn, trong đó xác định rõ nhu cầu, mục tiêu của từng nhóm đối tượng khách hàng và đề ra các biện pháp thích hợp để hoàn thành mục tiêu đó. Lấy khách hàng là trọng tâm mọi hoạt động của CityBank đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, CityBank theo chân mọi tập đoàn Mỹ để phục vụ cho hoạt động thanh toán và tài trợ vốn cho các tập đoàn này, ngoài ra, tại quốc gia mà CityBank mở tài chi nhánh, bất kỳ khách hàng nào được chấp nhận mở tài khoản thanh toán thì khách hàng đó được giao dịch tại các chi nhánh của CitiBank trên thị trường Mỹ rất dễ dàng. Điều đó đã tạo cho CityBank hoạt động có hiệu quả và được các doanh nghiệp rất tin tưởng.
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của HSBC
HSBC Holdings plc, công ty mẹ của Tập đoàn HSBC, có trụ sở chính tại London. Tập đoàn phục vụ cho khoảng 60 triệu khách hàng thông qua bốn hoạt động kinh doanh toàn cầu: Dịch vụ Tài chính cá nhân và Quản lý Tài sản, Dịch vụ
Tài chính Doanh nghiệp, Dịch vụ Tài chính Toàn cầu, Ngoại hối và thị trường vốn, và Dịch vụ Ngân hàng cá nhân toàn cầu.
Chiến lược của HSBC là phát triển hoạt động kinh doanh một cách đa dạng, cân đối và mạnh mẽ. Tại châu Á, HSBC tập trung vào 8 thị trường, trong đó 6 thị trường chủ chốt đang có mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore và hai thị trường chiến lược có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng trong tương lai là Đài Loan và Việt Nam.
Để trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại châu Á, từ Hàn Quốc, Ấn Độ đến các nước khác, HSBC đang bành trướng mạng lưới chi nhánh của mình tại châu Á thông qua việc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động dưới các hình thức như sát nhập, mua cổ phần hoặc thành lập mới, cụ thể: Tháng 12.2005, HSBC giành được 10% cổ phần của ngân hàng Techcombank (Việt Nam); cuối tháng 10.2005 họ đã mua hơn 70% cổ phần của ngân hàng đầu tư Dar Es Salaam tại Iraq; tháng 11.2005 HSBC có kế hoạch thành lập một ngân hàng đầu tư độc lập tại Arập Saud. Tại Trung Quốc, HSBC đã đầu tư hơn 4 tỷ USD từ năm 2001 để mua cổ phần ở các cơ quan tài chính trong nước, gồm khoảng 20% của ngân hàng Truyền thông (ngân hàng lớn thứ 5 ở Trung Quốc) và công ty bảo hiểm Bình An, công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai nước này.
Điều này giúp mạng lưới của HSBC bao gồm 6.600 văn phòng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi với tổng tài sản trị giá trên 2.500 tỷ đô la Mỹ và Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới.
1.3.2. Bài học rút ra cho BIDV
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên thế giới và của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam giúp BIDV rút ra một số bài học trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:
+ BIDV cần xây dựng mục tiêu chiến lược mang tính dài hạn đối với thị trường Việt Nam cũng như định hướng mở rộng thị trường quốc tế, cụ thể:
+ Có chiến lược về phân khúc khách hàng (thế mạnh của BIDV tại thị trường trong nước là khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng…).
+ Ngoài việc phát triển chi nhánh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực kinh tế trọng điểm và nhiều tiềm năng, BIDV cần có chiến lược phát triển mở rộng thị trường quốc tế tại Lào, Campuchia, Myanma và các nước thuộc Asian.
- Tăng quy mô vốn của ngân hàng
Cần sớm mở rộng quy mô về vốn chủ sở sở hữu, tổng tài sản (thông qua việc bán cổ phẩn) để đáp ứng các tiêu chí hoạt động ngân hàng khi BIDV thực hiện tài trợ vốn cho khách hàng cũng như mở rộng mạng lưới. Bên cạnh đó, BIDV cần chủ động liên doanh, liên kết với các đối tác chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.
- Luôn ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại:
+ Song song với việc phát triển mạng lưới, quy mô cũng như có chiến lược về khách hàng, thị trường, sản phẩm dịch vụ… BIDV cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống chuyển tiền nội bộ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, Western Union, SWIFT, hệ thống máy ATM, Internet Banking, E- Banking, Home Banking … vào phục vụ nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
+ Phải luôn có các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục rủi ro có hiệu quả, BIDV cần tăng cường việc phòng ngừa rủi ro bằng cách phân tích và lập các kế hoạch quản lý tiên tiến hoặc dự phòng để không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản.
- Không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực của BIDV:
+ Là Ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, nhân lực của ngân hàng thương mại có thể nói là nhân tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của ngân hàng.
chất lượng cao, họ phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ ngày càng cao của ngân hàng trong điều kiện hội nhập và chịu được các áp lực ngày càng lớn trong điều kiện kinh tế thị trường.