Nhóm giải pháp huy động động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 111)

- Đối với các ngành kinh tế: Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn

3.2.1.1.Nhóm giải pháp huy động động vốn

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn BIDV cần thực hiện một số đề xuất sau: - Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt: Lãi suất là một yếu tố kinh tế nhạy cảm tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của mỗi ngân hàng. Khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng ngoài mục đích đảm bảo an toàn về tài sản, hưởng các dịch vụ ngân hàng cung ứng, còn nhằm mục đích sinh lời. Do đó, lãi suất luôn là yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu. BIDV cần phải áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu

hút tiền gửi của khách hàng.

- Chính sách lãi suất của BIDV cần đạt được những mục đích sau:

+ Tạo được nguồn vốn huy động có quy mô và cơ cấu hợp lý, tiết kiệm chi phí, tăng tính ổn định của tổng nguồn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn từ đó hạn chế được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

+ Lãi suất được xác định trên mặt bằng trung trong hệ thống ngân hàng. Đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút vốn và cho vay.

+ Lãi suất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường và trong mối quan hệ về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, đảm bảo mức lợi nhuận cho ngân hàng.

- Công tác phát triển sản phẩm huy động vốn:

+ Cần phải thực hiện biện pháp trên vì phương thức cạnh tranh giữa các ngân hàng là cạnh tranh bằng loại hình và dịch vụ. Hoạt động huy động vốn của các NHTM hiện nay ngày càng trở nên đa dạng phong phú trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, để giữ được các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, song song với việc duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn hiện có, BIDV phải tiếp tục mở rộng các hình thức gửi tiền, đặc biệt là đưa ra các hình thức huy động vốn mới.

+ Rà soát lại danh mục sản phẩm tiền gửi của BIDV để xem xét, điều chỉnh, bổ sung thêm cơ chế của sản phẩm (nếu có) và hệ thống lại để hoàn thiện sản phẩm HĐV.

+ Nghiên cứu, xây dựng thêm một số sản phẩm huy động mới: Sản phẩm có đặc tính linh hoạt, sản phẩm đặc thù cho nhóm khách hàng, kết hợp sản phẩm tiền gửi và các nhóm sản phẩm khác, chương trình huy động vốn theo địa bàn...

+ Thường xuyên cập nhật cẩm nang các sản phẩm tiền gửi để cán bộ BIDV dễ theo dõi và tiếp thị khách hàng.

- Đẩy mạnh công tác marketing để thu hút khách hàng gửi tiền: Nhiệm vụ của hoạt động ngân hàng là thu hút được một khối lượng khách hàng lớn thuộc mọi tầng lớp dân cư với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhau, nên việc ứng dụng các

nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý nghĩa quan trọng. Đó là một chiến lược kinh doanh để liên kết, phối hợp những người có kỹ năng giao tiếp với quy trình tối ưu và công nghệ hiện đại, nhằm cân bằng được hai lợi ích: lợi nhuận thu được của ngân hàng và sự hài lòng tối đa của khách hàng. Để làm tốt công tác marketing, BIDV cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Tăng cường công tác quảng cáo về ngân hàng trên ti vi, báo, đài. Cần đẩy mạnh những hoạt động tài trợ cho các sự kiện Văn hoá – Thể thao thu hút động đảo người hâm mộ thông qua đó quảng bá rộng rãi thương hiệu của ngân hàng đến với khách hàng. Bên cạnh đó, các hình ảnh, thương hiệu, lô gô của BIDV tại Trụ sở chính cũng như các chi nhánh phải được trưng bày nổi bật, bắt mắt, ấn tượng để khách hàng quen dần với hình ảnh và thương hiệu của BIDV

+ Cần tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng. Sự thành công hay thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, do đó các BIDV cần có những biện pháp duy trì khách hàng truyền thống, phát triển thêm các khách hàng mới cả về số lượng lẫn chất lượng. Không ngừng cập nhật các kiến thức về sản phẩm và các kỹ thuật khách hàng cho đội ngũ nhân viên ngân hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng (bởi lẽ chi phí để giữ chân một khách hàng cũ bao giờ cũng rẻ hơn chi phí để tìm một khách hàng mới) thông qua đó giúp ngân hàng có cơ hội cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng.

+ Xây dựng chiến lược dịch vụ hậu mãi, cùng với các cách thức xử lý khác nhau cho các mảng khách hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong các mảng thị trường khách hàng là những cá nhân có thu nhập cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn và các khách hàng của thị trường liên ngân hàng. BIDV nên thành lập một bộ phận chuyên trách về công việc Marketing ngân hàng. Bộ phận này phải gồm những người được đào tạo nhất định về chuyên môn Marketing ngân hàng. Bộ phận này cũng được giao nhiệm vụ rõ ràng đó là nghiên cứu thị trường và khách hàng, định kỳ có điều tra, đánh giá ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ và uy tín của ngân hàng, từ đó có biện pháp điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Bên cạnh đó, thông qua công tác điều tra thị trường và khách hàng, bộ phận này sẽ nắm bắt được các nhu cầu mới của khách hàng và trên cơ sở đó đề ra chiến lược phát triển

các sản phẩm và dịch vụ mới cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 111)