CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 104)

- Về cơ cấu tài sản có:

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC

TẾ

3.1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đến năm 2020 ĐT&PT Việt Nam đến năm 2020

3.1.1. Cơ sở đề xuất phương nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đến năm 2020 TMCP ĐT&PT Việt Nam đến năm 2020

3.1.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế thế giới

Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2020, các tổ chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lạc quan. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khối lượng GDP thế giới sẽ tăng khoảng 1,4 lần, từ mức 32 nghìn tỷ USD hiện nay lên tới 42 nghìn tỷ USD vào năm 2010 và 53 nghìn tỷ USD năm 2020 (tính theo giá năm 2000). Theo dự báo của Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU), đến năm 2020, quy mô nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2/3 so với năm 2005 với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 3,5%/năm trong giai đoạn 2006-2020.

Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng, đạt tốc độ trung bình 7,5%/năm, chiếm 45% GDP thế giới vào năm 2020. Tự do hoá thương mại, chi phí vận tải và viễn thông giảm, các luồng vốn di chuyển giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn là những nguyên nhân chính thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Thương mại dịch vụ ngày càng khẳng định vai trò của mình, trở thành một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn 2011-2020. Nhiều hình thức thương mại mới như thương mại điện tử được dự báo sẽ chiếm từ 10-15% kim ngạch thương mại toàn thế giới. Các rào cản trong thương mại quốc tế mặc dù tiếp tục được hạ thấp nhưng vẫn còn ở mức cao trong một số lĩnh vực (nông nghiệp,

dịch vụ…) và ở một số nước. Các biện pháp bảo hộ thương mại có thể được áp dụng dưới những hình thức khác, tinh vi hơn như chống bán phá giá, qui định về các tiêu chuẩn kỹ thuật… Tiến trình mở cửa thị trường ở cấp độ quốc tế sẽ gặp một số trở ngại, nhưng ở cấp độ quốc gia sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các thoả thuận thương mại song phương và khu vực.

Trong giai đoạn 2011-2020, sự dịch chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục nằm trong số những nước nhận FDI nhiều nhất thế giới; Mỹ và các nước phát triển vẫn là những nhà đầu tư chủ yếu. Bên cạnh đó, đầu tư ra bên ngoài của các nước đang phát triển cũng có xu hướng tăng mạnh, chủ yếu là đầu tư giữa các nước có cùng trình độ phát triển với nhau. Đầu tư vào các nước phát triển chủ yếu thông qua hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia (TNC) lớn, trong khi đó đầu tư vào các nước đang phát triển đa phần là đầu tư mới - đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư gián tiếp cũng tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011-2020, chủ yếu thông qua hình thức đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá giữa các đồng tiền chính không có nhiều biến động do các nền kinh tế chính trên thế giới đều tăng trưởng khả quan. Đồng USD tiếp tục là đồng tiền dự trữ chủ yếu, bên cạnh các đồng tiền quan trọng khác như đồng EUR, JPY, NDT. Có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đồng tiền chung châu Á có tầm ảnh hưởng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới do vị thế của các nền kinh tế trong khu vực này tăng lên trên trường quốc tế. Lãi suất thực tế trên thế giới trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục giảm và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục đến năm 2050. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở nhóm các nước dân số già tăng lên như Nhật Bản, EU… sẽ giảm, trong khi đó, ở các nước có dân số trẻ như các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, tỷ lệ này sẽ tăng lên.

Thị trường lao động thế giới giai đoạn 2011-2020 sẽ chịu ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự thay đổi về nhân khẩu học. Toàn cầu hoá khiến cho lao động dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia, khu vực. Khu vực châu Á - Thái

Bình Dương vẫn là khu vực có lực lượng lao động lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, dân số thế giới trong giai đoạn 2011-2020 tăng chậm lại và chủ yếu gia tăng tại các nước đang phát triển, vì thế, lực lượng lao động của kinh tế thế giới chủ yếu tập trung ở các nước này; từ đó làm gia tăng tình trạng di dân từ các nền kinh tế có trình độ phát triển thấp sang các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2020, dự báo kinh tế thế giới có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ. Thứ hai, các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Thứ ba, khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Thứ tư, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như sự phát triển quá nóng của các nền kinh tế đang phát triển, cầu năng lượng tăng tác động tiêu cực đến dự trữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Thứ năm, hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á, biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới mới bên cạnh những nền kinh tế đã phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thứ sáu, các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

3.1.1.2. Dự báo phát triển kinh tế Việt nam và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng những năm tới hàng những năm tới

* Tác động của kinh tế thế giới tới chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 104)