CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh
Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, tuy nhiên, một số cách phân loại cạnh tranh cơ bản sau là:
- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại:
+ Cạnh tranh giữa người mua và người bán: người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gái cao nhát, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần.
+ Cạnh tranh giữa những ng??i bán với nhau: là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
- Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, các doanh nghiệp yếu kém phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽ chiếm ưu thế. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận siêu ngạch.
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Xét theo quy mô các chủ thể kinh tế trong trạng thái cạnh tranh được chia thành:
+ Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh trong đó các chủ thể kinh tế tham gia không có chủ thể nào quyết định giá cả hàng hóa. Giá cả sản phẩm là do cung- cầu trên thị trường quyết định. Các doanh nghiệp được tự do ra nhập, rút lui khỏi thị trường. Do đó, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo (cạnh tranh độc quyền) là cạnh tranh trong đó các chủ thể kinh tế tham gia có chủ thể quyết định giá cả hàng hóa, đó chính là có các tổ chức độc quyền tham gia nên còn gọi là cạnh tranh độc quyền. Vì các tổ chức độc quyền nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, họ sẽ quyết định (khống chế, áp đặt) giá cả hàng hóa tức là định ra giá cả độc quyền (định giá cao khi bán, giá thấp khi mua) nhằm thu lợi nhuận cao (lợi nhuận độc quyền).
- Căn cứ cách thức cạnh tranh, chia cạnh tranh thành:
+ Cạnh tranh lành mạnh: là các chủ thể kinh tế ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hạ giá trị cá biệt (giảm chi phí) của hàng hóa để thu lợi nhuận cao, đây là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. Cạnh tranh này là động lực để kinh tế phát triển.
- Cạnh tranh không lành mạnh: là các chủ thể kinh tế dùng mọi thủ đoạn phương hại đến các chủ thể khác, đến xã hội để giành thuận lợi về mình thu lợi nhuận cao đây là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của pháp luật, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...). Loại cạnh
tranh này kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
Vậy trong nền kinh tế phải có những biện pháp để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và triệt tiêu cạnh trạnh không lành mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Căn cứ vào cấp độ cạnh tranh thì cạnh tranh chia thành:
+ Cạnh tranh quốc gia là cấp độ cạnh tranh xét trên quy mô toàn bộ nền kinh tế nghĩa là cạnh tranh của các nền kinh tế. Mục tiêu của cạnh tranh quốc gia là nhằm ổn định, tăng trưởng phát triển nền kinh tế xã hội cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Cạnh tranh doanh nghiệp: là cấp độ cạnh tranh đứng trên góc độ từng doanh nghiệp. Biện pháp của cạnh tranh doanh nghiệp là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề hợp lý hóa sản xuất, giảm chi phí đến mức tối thiểu, mở rộng thị phần của doanh nghiệp, nâng cao uy tín, thu hút khách hàng để giành giật những lợi thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là thu lợi nhuận cao.
+ Cạnh tranh sản phẩm: là cấp độ cạnh tranh giữa chất lượng và giá cả sản phẩm và khả năng thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nhằm thu lợi nhuận cao.