Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 45)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.2.1.1Năng lực tài chính

- Năng lực tài chính của NHTM:

+ Năng lực tài chính của NHTM không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó để phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Năng lực tài chính của NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

+ Một NHTM có năng lực tài chính tốt phải là NHTM luôn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới. NHTM có khả năng cung cấp tín dụng có hiệu quả và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. NHTM luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các dịch vụ ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. NHTM còn phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển của mình một cách an toàn, không xảy ra những đổ vỡ hay phá sản.

+ Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng. Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao. Do vậy, Năng lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được bất cứ 1 NHTM nào.

+ Tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, đó là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính càng mạnh thì mức độ rủi ro, về phía khách hàng và về phía bản thân ngân hàng càng giảm. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn: thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio). Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Ngoài ra, khả năng cơ cấu lại vốn, khả năng huy động thêm vốn cũng phản ánh tiềm lực về vốn của ngân hàng.

- Chất lượng tài sản có: phản ánh “sức khoẻ" của một ngân hàng. Chất lượng tài sản có được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hoá của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn...

- Khả năng sinh lời: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận; cơ cấu của lợi nhuận; tỷ số ROE; tỷ số ROA; các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí . . .

- Khả năng thanh khoản: được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh, đánh giá các định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 45)