Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 114)

- Đối với các ngành kinh tế: Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn

3.2.1.2.Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Với vai trò là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính của ngân hàng, hoạt động tín dụng của BIDV trong những năm qua bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó đặc biệt là chất lượng tín dụng chưa cao, dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro hàng năm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng.

Trong môi trường hoạt động ngày càng khó khăn và rủi ro cao, việc tăng cường kiểm soát để nâng cao chất lượng tín dụng là 1 việc hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục vấn đề trên, BIDV cần thực hiện các biện pháp sau:

* Xây dựng chính sách, chiến lược đối với từng nhóm khách hàng cụ thể:

- Thực hiện phân chia khách hàng thành các nhóm khách hàng tốt, khách hàng hiện đang gặp tạm thời gặp khó khăn, khách hàng tiềm năng để đề xuất các nội dung ứng xử tín dụng phù hợp đối với từng nhóm khách hàng.

- Về chính sách giá phí: xem xét ưu đãi về lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt, tiềm năng, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có năng lực cạnh tranh để duy trì và thu hút quan hệ.

- Về việc giao thẩm quyền, phán quyết để tạo thế chủ động khi quyết định cho vay đối với các khách hàng tốt, tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho BIDV.

- Về chính sách bán hàng: nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm tín dụng mới, các gói sản phẩm, dịch vụ đi kèm tín dụng để phù hợp với nhu cầu, đặc điểm kinh doanh của khách hàng, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm tín dụng trên thị trường.

* Thực hiện quản lý tín dụng tập trung tại HSC

- Thực hiện lộ trình chuyển việc xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp về HSC thực hiện.

- Nghiên cứu đánh giá các điều kiện để thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung tại Hội sở chính và đề xuất lộ trình triển khai

- Thành lập Trung tâm phê duyệt tín dụng của BIDV tập trung.

* Nâng cao quản lý và đa dạng hóa danh mục tín dụng

- Xây dựng kế hoạch định hướng tín dụng theo ngành nghề đến năm 2020 trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện giới hạn tín dụng theo ngành nghề

giai đoạn 2010-2012.

- Xây dựng cơ chế, phương tiện để triển khai quản lý danh mục tín dụng theo từng sản phẩm, khối kinh doanh, theo ngành nghề cụ thể.

- Xác lập phương án điều hành cơ cấu tăng trưởng tín dụng đối với các Chi nhánh theo từng ngành nghề; việc phê duyệt tín dụng ở từng cấp phải gắn chặt với kiểm soát giới hạn tín dụng cho từng ngành nghề

- Thực hiện báo cáo thống kê những ngành có độ rủi ro cao và yêu cầu chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn mặt bằng chung để hạn chế cấp tín dụng và tăng thu nhập từ lãi vay để bù đắp rủi ro.

- Xác lập cơ chế cảnh báo các ngành đang có tiềm ẩn rủi ro, chất lượng tín dụng ngành giảm sút (nợ cơ cấu, nợ quá hạn tăng cao, lãi chưa thu lớn…) để hạn chế/ không tiếp cận cho vay mới và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng còn dư nợ tín dụng tại BIDV.

- Thực hiện đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề theo hướng: + Chú trọng hơn vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn như xuất khẩu Nông – Lâm - Hải sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế trọng điểm như điện, xi măng, khai khoáng, cho vay bán lẻ...

+ Kiểm soát cho vay những ngành có rủi ro cao như công nghiệp đóng tàu, bất động sản, xây lắp, đầu tư chứng khoán…

* Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng

- Xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng

- Triển khai xây dựng các phần mềm ứng dụng để lập các loại báo cáo phục vụ công tác điều hành, quản lý tại BIDV;

- Xây dựng công cụ cảnh báo danh mục tiềm ẩn rủi ro.

- Xây dựng hệ thống lưu trữ, khai thác dữ liệu khoản vay của khách hàng để phục vụ công tác quản lý, tra cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 114)