TRUYỆN NGẮN NỮ TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan (Trang 31)

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG

1.2.1. TRUYỆN NGẮN NỮ TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚ

Cho đến những năm đầu thế kỉ XX các nữ văn sĩ hầu như vẫn còn vắng bóng trên văn đàn. Sáng tác của nữ văn sĩ vẫn còn dừng lại ở con số rất khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân cắt nghĩa hiện tượng này là dưới chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ không thể có điều kiện tham gia lao động sáng tạo nghệ thuật. Những quy định ngặt nghèo theo quan niệm đạo đức Nho giáo đã ràng buộc người phụ nữ với bổn phận và gia đình. Nhà thơ Anh Thơ từng tâm sự: “Từ bé bố tôi đã cấm tôi làm thơ. Theo cách nghĩ của bố tôi, con gái có một chút tài thì mệnh thường bạc, vì thế ông đã tìm mọi cách để ngăn cản” [107]. Vì thế, được giao cảm với đời, với thế giới bên ngoài càng ngày càng trở thành một niềm khao khát của người phụ nữ, nhất là với những người phụ nữ có thiên hướng sáng tạo.

So với thế kỉ trước thì trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, người phụ nữ cũng đã phần nào có tiếng nói trên văn đàn, trên các diễn đàn báo chí

hai mươi, các bài viết Văn học với nữ tính, Phụ nữ đối với văn học, Nền văn

học của phụ nữ Việt Nam... trên tờ Phụ nữ tân văn đã lên tiếng đấu tranh cho

sự bình quyền của giới nữ trong văn học. Thời kì này tiếng nói của các nhà văn nữ đối với văn học chủ yếu là ở lĩnh vực thơ ca. Còn trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng thì sự hiện diện của các nhà văn nữ còn quá ít ỏi. Năm 1941, Anh Thơ xuất bản tiểu thuyết Răng đen nhưng chưa thực sự có được tiếng vang. Người đọc vẫn nhớ đến bà với tư cách là nữ sĩ của phong trào Thơ mới nhiều hơn. Cùng với Anh Thơ thì Đạm Phương Nữ Sử và Mộng Sơn được xem là những người có công đầu cho mảng sáng tác văn xuôi của phụ nữ thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Kim Tú Cầu của Đạm Phương nữ sử là tác phẩm chống lại quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy - quan niệm thời đó đã khiến cho bao đôi lứa bị chia lìa trong đau khổ, là tiếng kêu tha thiết đòi được tự do trong tình yêu và hôn nhân. Mộng Sơn đã từng có nhiều bút kí đăng trên tờ Phụ nữ thời đàm. Bà còn tham gia làm báo Việt nữ, Đàn bà với những bài viết thường xuyên trên mục đọc sách. Những bài viết của bà là tiếng nói đấu tranh cho sự bình đẳng giới ở góc độ người phụ nữ với những thấu hiểu và cảm thông. Dù sáng tác của các nhà văn nữ thời kì này còn quá khiêm tốn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng là tiền đề cho sự phát triển của văn xuôi nữ sau này.

Cách mạng tháng Tám thành công không chỉ là bước ngoặt lịch sử mà còn là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người. Trong xu thế chung của thời đại, vị thế của người phụ nữ đã thay đổi. Phụ nữ được giải phóng và hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc cùng công cuộc xây dựng đất nước sau hòa bình. Nhà văn Mộng Sơn đã có những chuyến đi và kết quả của những chuyến đi đó là những tập bút kí, phóng sự trong đó phải kể đến Vượt cạn

Làm nũng. Nhà văn nữ Thanh Hương sau Cách mạng tháng Tám đã có mặt ở

nhiều địa phương tham gia nhiều phong trào và những trang viết của bà đã ghi lại hiện thực của đời sống người phụ nữ nông thôn mới. Nhà văn Lê Minh - nhà văn nữ đến hôm nay đã là tác giả của trên hai chục đầu sách thuộc nhiều

thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, truyện vừa) cũng đã có thời gian gắn bó với khu công nghiệp luyện kim Thái Nguyên trong thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với môi trường quen thuộc là những người thợ - những người chiến sĩ luôn có mặt ở những mũi nhọn trong công cuộc xây dựng Tổ quốc - bà đã cho ra đời nhiều sáng tác về đề tài này như Mẻ

gang, Ngày mai sắp đến. Nguyễn Thị Như Trang đến với sự nghiệp sáng tác

văn học ngay từ những năm đầu thập kỷ 60. Học xong lớp bồi dưỡng cho những người viết trẻ và trở thành phóng viên báo Quân khu Ba, bà đã từng có mặt ở tuyến lửa để viết về những người lính, những người mẹ và những cô gái dũng cảm một cách thầm lặng trên mặt trận chống quân thù.

Có thể nói ở vào những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt của chiến tranh, các nhà văn nữ đã có mặt ở nhiều nơi trên suốt dọc dài đất nước ghi lại một cách chân thực bức tranh của đời sống trong những năm tháng chiến tranh. Để có được những sáng tác ghi dấu ấn của cả một thời kì có nhà văn đã phải trả bằng máu. Nhà văn nữ Dương Thị Xuân Quý vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Duy Xuyên sau khi đã có những tác phẩm viết về những cô giao liên, những nữ thanh niên và cả người dân miền Trung trong chiến tranh chống Mĩ. Những nỗ lực sáng tạo của các nhà văn đã được ghi nhận bằng những tác phẩm được đánh giá tốt. Tiểu thuyết Giận nhau (1957) của Mộng Sơn đạt Giải thưởng thi Văn nghệ do Hội liên hiệp Phụ nữ tổ chức. Cái hom giỏ (1959) của Vũ Thị Thường - cây bút tiêu biểu về đề tài nông thôn miền Bắc trong những năm 60 - đạt giải cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ.

Chiếc nơ đỏ của Bích Thuận nhận được giải ba cuộc thi báo Văn nghệ 1968.

Nhiều nhà văn nữ đã trưởng thành nhanh chóng từ các phong trào sáng tác, từ những đợt đi thực tế ở chiến trường, ở nông thôn, nhà máy.

Đội ngũ các nhà văn nữ thời kì 1945 - 1975 là sự kế tục qua các thế hệ từ Mộng Sơn, Lê Minh, Bích Thuận đến Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Vũ Thị Thường, Dương Thị Xuân Quý, Lê Minh Khuê... Vượt lên trên những trở ngại của giới và của bản thân, các chị đã có những đóng góp

nhất định cho nền văn xuôi chống Mĩ nói chung và cho thể loại truyện ngắn nói riêng ở thời kì này. Vốn sống được mở rộng từ những trải nghiệm qua những lần đi thực tế trên các công trường, nhà máy, xí nghiệp đến chiến trường, đề tài sáng tác trở nên phong phú. Đối tượng họ quan tâm nhiều nhất vẫn là những người phụ nữ, những người vợ, người mẹ, những nữ chiến sỹ, những cô gái giao liên, thanh niên xung phong với những tâm tư và việc làm cụ thể. Trên những trang viết của các chị luôn hiện lên hình ảnh của những cô gái giao liên chịu đựng gian khổ trong những điều kiện khắc nghiệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tập truyện Hoa rừng của Dương Thị Xuân Quý), là sự đổi đời của những cô gái giàu ý chí và nghị lực cùng với những chuyển biến trong tình cảm và lẽ sống (Sao Mai, Ở thành phố bờ biển của Nguyễn Thị Như Trang), là người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà (Những người thân yêu - Nguyễn Thị Cẩm Thạnh)... Qua sáng tác của mình các chị đã tạo dựng được những gương mặt nữ của lớp nhà văn chống Pháp và chống Mĩ. Nửa sau thế kỉ 20, nhất là từ những năm 60, nhà văn nữ đã trở thành một lực lượng, một đội ngũ có chỗ đứng trên văn đàn. Một lực lượng chưa thể nói là thực sự đông đảo nhưng rất có ý nghĩa ở thời điểm đó. Để rồi, cùng với khoảng thời gian mười năm sau chiến tranh - giai đoạn tiền đề cho thời kì đổi mới - là sự bùng nổ về số lượng tác giả và tác phẩm, sự thay đổi về chất khiến cho truyện ngắn nữ mang những sắc thái mới.

1.2.2. TRUYỆN NGẮN NỮ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Những năm sau chiến tranh, đặc biệt là từ thời kì đổi mới, văn đàn chứng kiến một thời kì “truyện ngắn nữ khởi sắc”. Phải chăng môi trường sáng tác thuận lợi, vả lại truyện ngắn phù hợp với sức “rướn” của phụ nữ, “cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có cùng tần số với cảm xúc nữ tính: sự loé sáng, sự thất thường, tính thời khắc, sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng” (Võ Thị Hảo)... nên truyện ngắn Việt Nam gần đây như là “một ngày hội lặng lẽ của các cây bút nữ” [91].

Trong hoàn cảnh mới, các nhà văn nữ đã thể hiện được trách nhiệm của mình qua từng trang viết. Người phụ nữ viết văn có được những thuận lợi, những thiên bẩm về nghề mà các cây bút nam khó có thể có được. Họ có thể viết sâu về những vấn đề của giới mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của người phụ nữ. Không ít những trang viết, người đọc bắt gặp những kiến giải sâu sắc về tình yêu, về những vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên sẽ có những khó khăn mà họ gặp phải khi dấn thân vào nghiệp văn bởi sáng tác văn học là cả một cuộc hành trình không mấy dễ dàng, nhất là khi người viết lại là phụ nữ. Điều này được các nhà văn ý thức rất rõ: “Văn chương không phải là nghề như mọi nghề mà mà đó là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút” [62]. Người phụ nữ làm văn chương có những khó khăn vì “bên cạnh người phụ nữ là một gia đình mà văn chương thường đỏng đảnh như một ông chồng khó tính... Nó đòi hỏi sự dâng hiến hết mình” [58]. Mặc dầu vậy, viết văn vẫn là công việc yêu thích của họ bởi khi viết họ lại được sống đời mình trong cuộc đời người khác “gánh nặng thiên chức và khát vọng nghề nghiệp kéo họ xuống, đồng thời cũng tạo một sức bật ghê gớm. Thế giới nhìn qua lỗ kim đàn bà đôi khi phát hiện ra những điều kì thú mà đồng nghiệp nam cũng không nhìn thấu được. Sự đa cảm của người phụ nữ cũng chính là mảnh đất nảy mầm tài năng của họ. Sự giằng xé giữa cam phận và bứt phá, bình yên và bão giông, hạnh phúc và bất hạnh cũng đã là một quá trình biến thái đầy đau đớn đòi hỏi sự dũng cảm, nghị lực” [63].

Đời sống xã hội thời kì đổi mới là môi trường thuận lợi để các cây bút nữ phát huy khả năng sáng tạo của mình. Không phải ngẫu nhiên mà con số các nhà văn nữ viết truyện ngắn lại tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Sau khi chiến tranh kết thúc, các cây bút thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ như Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lê Minh, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, Vũ Thị Thường, Lê Minh Khuê vẫn tiếp tục sáng tác. Trải qua những thời điểm khắc nghiệt trong chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, họ càng có cơ hội bộc lộ khả năng

sáng tạo và sự sung sức của ngòi bút. Các cây bút vẫn liên tục cho ra nhiều tập truyện ngắn. Là một cây bút văn xuôi, bên cạnh thể loại tiểu thuyết với nhiều tác phẩm được đánh giá cao, Nguyễn Thị Ngọc Tú vẫn đều đặn có truyện ngắn đến với bạn đọc. Con số 5 tập truyện ngắn (Câu chuyện dưới tán lá rợp, Những dấu chấm phía chân trời, Khoảng trời phía sau nhà, Cỏ ấm, Buổi chiều

tỏa hương) sáng tác từ sau 1975 là kết quả của những nỗ lực sáng tạo để rồi

cùng với tiểu thuyết đưa bà đến với giải thưởng Nhà nước - giải thưởng cao quý ghi nhận kết quả của một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi. Nguyễn Thị Như Trang - nhà văn nữ có thâm niên cầm bút gần ba mươi năm, đã có quãng thời gian dài gắn bó với môi trường quân đội cho đến nay vẫn chứng tỏ được sự dẻo dai và bền bỉ của một cây bút sung sức. Trong chiến tranh, các chị đã có những trang viết đẹp về hiện thực chiến tranh, thành công trong việc miêu tả những sinh hoạt của làng quê hậu phương chiến đấu, về tấm gương của những phụ nữ làm trọn việc nước lẫn việc nhà, về những chiến sỹ quả cảm trên mặt trận chống quân thù. Hòa bình lập lại, nhiều nhà văn nữ đã có sự nhập cuộc với cuộc sống hiện đại. Sau hai tập truyện Đoạn kếtCao

điểm mùa hạ, ba tập truyện ngắn viết trong thời kì đổi mới của Lê Minh Khuê

mang hơi thở cuộc sống hôm nay gây được sự chú ý của người đọc. Nguyễn Thị Ngọc Tú đã muốn thông qua từng cảnh đời, từng con người để tái hiện những vấn đề phong phú và phức tạp của đời sống: những bi kịch cá nhân (Bi

kịch đời thường, Chuyện về hạ), sự xuống cấp của đạo đức (Buổi chiều tỏa

hương), những tình cảm tốt đẹp của con người nảy sinh trong cuộc sống

thường nhật (Người gặp trên đường)... Với những cây bút nữ già dặn về tuổi đời và tuổi nghề, hiện thực được tái hiện trong tác phẩm của họ có những sắc thái riêng, đặc biệt là so với các cây bút nữ khác thế hệ - những cây bút trưởng thành sau chiến tranh. Họ đã có một quãng lùi khá xa để nhìn nhận và đánh giá lại những gĩ đã diễn ra trong quá khứ (Chuyện thời con gái - Nguyễn Thị Như Trang, Chuyện về Hạ - Nguyễn Thị Ngọc Tú). Họ kín đáo và dè dặt hơn khi bộc lộ những khát khao bản năng cũng như khi tiếp cận với cái hiện thực

đời thường đang diễn ra, đang biến đổi. Từ vốn sống và những trải nghiệm, nhà văn Lê Minh Khuê với quãng thời gian tuổi trẻ gắn bó với chiến trường đã khiến cho những trang viết của chị về chiến tranh có sức đằm sâu, da diết.

Bên cạnh các cây bút sáng tác từ trước 1975, các gương mặt nữ như Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Ngô Thị Kim Cúc, Trần Thanh Hà, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Sông Hồng, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Châu Giang... đã trở nên quen thuộc với bạn đọc. Nhiều tác phẩm của họ vừa ra đời đã gây được sự chú ý của dư luận tạo được dấu ấn trong đời sống văn học như Hậu thiên đường, Mi nu xinh đẹp (Nguyễn Thị Thu Huệ), Bức thư gửi mẹ Â u Cơ (Y Ban), Kịch câm, Hoa muộn (Phan Thị Vàng Anh), Ngựa ô (Lí Lan), Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư),

Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Những bóng cây trên đất (Trần

Thanh Hà), Bi kịch nhỏ (Lê Minh Khuê).... Nhiều tác giả đoạt giải cao trong các cuộc thi truyện ngắn.Võ Thị Hảo với giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn về đề tài Hà Nội năm 1993, Trần Thanh Hà giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1996, Nguyễn Thị Minh Dậu giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1991, Hồ Thị Hải Âu giải thưởng truyện ngắn hay 1989 - 1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội, Nguyễn Thị Thu Huệ giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1992 -1994... Mấy năm trở lại đây truyện ngắn nữ cũng đã có những khởi sắc. Ba cây bút Dương Nữ Khánh Thương, Viên Lan Anh và Đào Phong Lan đã đoạt giải tại cuộc thi truyện ngắn trẻ 1996 - 1997 của báo Văn nghệ trẻ. Danh hiệu thủ khoa trong nhiều cuộc thi truyện ngắn trẻ thuộc về các cây bút nữ trẻ. Đỗ Bích Thuý đã dành được thứ hạng cao nhất trong cuộc thi truyện ngắn do tạp chí

Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1998 - 1999, Nguyễn Ngọc Tư giải nhất cuộc

thi Văn học tuổi 20 lần 2 do Nxb Trẻ, Hội nhà văn Tp Hồ Chí Minh và báo

Tuổi trẻ phối hợp tổ chức.

Có thể nói, sự bổ sung về đội ngũ, sự kế tục qua các thế hệ đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn nữ thời kì đổi mới, trước hết là sự đa dạng

và phong phú về mặt dấu ấn phong cách: bên cạnh một Vũ Thị Thường sắc sảo, cô đọng, một Nguyễn Thị Ngọc Tú chân chất, mộc mạc, một Lê Minh

Một phần của tài liệu Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)