CỐT TRUYỆN TÂM LÍ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan (Trang 86)

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG

3.1.2. CỐT TRUYỆN TÂM LÍ

Nếu như ở những truyện ngắn có cốt truyện truyền thống, hệ thống sự kiện là cốt lõi của cốt truyện thì ở những truyện ngắn có cốt truyện tâm lí, truyện thường có cốt truyện “lỏng”, chất chuyện mờ nhạt, “phân tích nội tâm trở thành phương tiện nghệ thuật chủ yếu” trong cách thức xây dựng cốt truyện. Thay vì các sự kiện được tạo thành bởi một chuỗi liên kết là dòng chảy bất định của tâm trạng.

Chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong truyện ngắn của bốn cây bút nữ là những truyện ngắn có cốt truyện tâm lí. Cốt truyện thường được xây dựng trên dòng diễn biến tâm trạng, trạng thái tâm lí của nhân vật. Truyện được co giãn linh hoạt phù hợp với việc thể hiện các sắc thái tâm lí bên trong của nhân vật. Mỗi truyện ngắn là một “mảnh phân thân” (chữ dùng của Đỗ Chu), khắc hoạ những khoảnh khắc của tâm trạng, những biến đổi của đời sống nội tâm. Với đặc trưng đó, Người xưa của Nguyễn Thị Thu Huệ là sự giãi bày tâm sự, là nỗi lòng và những cảm nhận về cuộc sống, về tình yêu của nhân vật tôi - người phụ nữ đã yên bề gia thất khi gặp lại người tình cũ sau nhiều năm xa cách khi hai người cùng đến xem bộ phim “Người tình” ở một phòng chiếu. Nguyễn Thị Thu Huệ trong Giai nhân đã thể hiện những dự cảm thân phận từ những trạng thái tâm lí của Sao sau những biến ải của cuộc đời. Trong Một chiều mưa (Nguyễn Thị Thu Huệ) là cảm giác của một thiếu nữ đang yêu vào một buổi chiều mưa đứng chờ người yêu nơi hẹn cũ với những cung bậc tình cảm trong cảm giác mong ngóng vô vọng (“Em lại nhìn ra đường”, “Em nhắm mắt nhìn bên đông, ngó bên Tây. Đều không có anh. Sao anh không đến?”, “Em lại ngóng ra xa, cầu mong trong dòng người xuôi ngược đông đúc kia có người em yêu, vị cứu tinh của cuộc đời em. Sao bây giờ anh vẫn chưa đến”, “nước mắt em bắt đầu rơi”, “anh quên em thật rồi sao”, “bỗng em khựng lại, tim em như muốn vỡ ra”, “em chết lặng”... ). Con mèo tưởng đã đi xa của Lí Lan là

truyện không có “chuyện”. Xuyên suốt truyện chỉ là những thay đổi cảm xúc của một đôi vợ chồng già kể từ khi con vật nuôi quen thuộc của nhà hàng xóm vốn gẫn gũi với ông chồng tưởng đã đi xa.

Truyện của Y Ban thường ít hành động, xung đột mà thay vào đó là những suy tư, những trăn trở về cuộc đời với những nỗi niềm và tâm tư thầm kín. Cái mà truyện ngắn ám gợi ở người đọc chính là những trạng huống cảm xúc mà nhân vật đã trải qua, qua giọng kể như một lời tâm sự của người viết.

Người đàn bà có ma lực kể về những cuộc tình đã đi qua của một người đàn

bà mà đằng sau mỗi cuộc tình được hồi tưởng là những suy nghĩ và trăn trở, những cơn sóng lòng khắc khoải về những xúc cảm khi yêu và được yêu. Và sau hết là cảm giác trống trải của một người đàn bà không có niềm hạnh phúc được lo toan cho một gia đình riêng của mình. Ước mơ của cô bán hàng rong

là tâm trạng của người phụ nữ nghèo với những khó khăn chồng chất trong cuộc sống. Sau chớp là giông bão, Người đàn bà và những giấc mơ là những băn khoăn, day dứt của người phụ nữ có ý định ngoại tình, những cuộc đấu tranh nội tâm giữa khát khao bản năng và bổn phận. Bức thư gửi mẹ Â u là câu chuyện được viết nên từ tâm trạng khắc khoải, đau xót của một người mẹ trẻ khi buộc lòng phải mất đi đứa con bé bỏng là kết quả của tình yêu đầu đời. Phần lớn truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là truyện không có

chuyện. Đọc Phan Thị Vàng Anh, có cảm tưởng như tác giả là người đang ghi

lại những tình huống đang diễn ra trong cuộc sống đời thường. Truyện Phan Thị Vàng Anh rất khó kể lại rành mạch vì thường là những mẩu đối thoại xen lẫn những cảm nhận về đời sống thông qua thế giới nội tâm của nhân vật. Buổi

học thêm ở tu viện là sự đan xen giữa những mẩu đối thoại, hiện thực và suy

tưởng. Nhật kí là tâm trạng, cảm giác, tâm lí của nhân vật trước những diễn biến của đời sống. Với Hoa muộn, Phan Thị Vàng Anh đã diễn tả tinh tế trạng thái cô đơn của nhân vật thông qua việc miêu tả không khí những ngày giáp tết tại một gia đình qua công việc “dọn lá” cho vườn mai. Nhân vật trong các sáng tác Si tình, Nhật kí, Nghỉ hè thường được bao bọc bởi một bầu không khí

“lờ mờ”, “u ám”, “lặng lờ” mang hiệu ứng cảm giác bất ổn, “hoang vắng”, “chơ vơ” cho người đọc.

Thuộc về kiểu cốt truyện tâm trạng, các thành phần của cốt truyện không còn được tuân thủ một cách chặt chẽ mà biến đổi linh hoạt. Nhiều truyện ngắn không có mở đầu và kết thúc, không có đủ các thành tố trong kết cấu của cốt truyện. Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh người ta hay nói đến “những khoảng trống, những vùng lặng”. Mỗi truyện của Phan Thị Vàng Anh khép lại tưởng như câu chuyện vẫn còn tiếp tục với những trò chơi tinh quái của một cái tôi mới lớn luôn luôn muốn cựa quậy. Kết thúc Si tình, mọi chuyện vẫn như đang diễn ra, đang còn ở phía trước, còn ở Người có học

Đất đỏ, nhân vật dường như vẫn đang theo đuổi những ý nghĩ không đầu

không cuối. Toàn truyện ngắn Chơi Hạ Long của Lý Lan là dòng độc thoại nội tâm của nhân vật chính và thay cho phần kết của truyện, cũng là để tạm ngưng dòng chảy của ý thức, Lý Lan đã viết rằng: “Và như tất cả những câu chuyện không là cổ tích, như tất cả những câu chuyện người ta tưởng tượng ra, như những câu chuyện không đầu không đuôi khác, tôi ngừng câu chuyện này, không biết nó kết thúc ở đâu”. Đây cũng là cách nhà văn Nguyễn Thị Ấm đã từng làm khi viết truyện ngắn Hoa anh túc: “Chuyện này khó viết được đoạn kết. Tôi chỉ vẽ ra hai cái kết để bạn đọc chiêm nghiệm”. Lối kết thúc mở này đã mở ra những khả năng đối thoại với người đọc. Nhà văn không giải quyết đến cùng mọi vấn đề mà dành một khoảng trống để người đọc suy ngẫm. Câu chuyện kết thúc trên trang giấy nhưng nó lại bắt đầu một đời sống riêng trong lòng mỗi độc giả.

Với lối viết dựa vào dòng ý thức, sáng tác của Lý Lan không thiên về cốt truyện sự kiện mà thường khai thác ý nghĩ của bản thân. Diễn biến của truyện đôi khi đứt đoạn, không liền mạch. Đằng sau lối kể chuyện tự do, lối tự sự “đứt nối, lộn xộn, bột phát” với giọng văn bình thản, tự nhiên là những quan niệm và lối sống của mỗi con người, của mỗi cái tôi riêng biệt. Để bộc lộ sâu sắc tâm trạng của nhân vật, tác giả đã sử dụng đối thoại như một thủ pháp

nghệ thuật. Đặc điểm nổi bật ở truyện ngắn Phượng, Biển trong mưa, Những

viên sỏi cầm chơi là sự đan xen của những câu hội thoại và ý nghĩ của nhân

vật. Đằng sau những phát ngôn của nhân vật là những trạng thái tâm lí, những suy ngẫm về cuộc đời. Không có mở đầu và kết thúc, kết cấu của truyện ngắn

Biển trong mưa chỉ bao gồm những đoạn đối thoại. Bỏ qua vai trò người kể

chuyện, hay nói cách khác là ẩn đi nhân vật người kể chuyện, câu chuyện cứ thế diễn ra một cách tự nhiên. Một số truyện ngắn của chị lôi cuốn người đọc bởi những đoạn đối thoại thú vị, mang tính triết lí, đôi lúc lại tưởng như bâng quơ, vô tình:

- Em uống đi.

- Chờ một chút cho đá tan.

- Uống bia ướp lạnh không đá mới ngon. - Đắng lắm.

- Cuộc đời có đắng một chút mới hay.

Chỉ bằng vào các lời thoại, người đọc cũng có thể hình dung được những xúc cảm tâm lí hiện tại của nhân vật và hình dung được trạng thái không thể hoà hợp của hai con người, sự lệch pha giữa hai niềm khao khát:

- Chúng mình sẽ đi khắp nơi.

- Không. Mình chẳng thể đi đâu. Thế giới không còn là của riêng mình nữa.

- Vẫn là của mình mà.

- Không, chẳng còn nữa đâu. Một khi đã đánh mất rồi, thì không bao giờ có lại được.

(Nhân vật tiểu thuyết)

Xây dựng cốt truyện dựa trên dòng chảy của xúc cảm, tâm lí, các tác giả đã sử dụng thủ pháp đồng hiện với lối kết cấu lắp ghép. Thời gian thường mang tính ước lệ, thời gian tâm lí, quá khứ và hiện tại đan xen theo dòng tâm tưởng của nhân vật. Thời gian ngưng đọng, kéo dài, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tâm trạng của nhân vật (Người xưa, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Hoàng hôn

màu cỏ úa, Đôi găng tay da màu nâu...). Bức thư gửi mẹ Â u Cơ là sự đồng hiện của hai khoảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hiện tại là nỗi đau thể xác và tinh thần của người mẹ mất con, quá khứ là những kí ức thời thơ ấu. Đằng sau những câu hỏi của người mẹ là những ý nghĩ trả lời câu hỏi bằng hồi tưởng: hồi tưởng về cuộc sống tuổi thơ, hồi tưởng về “đêm sinh ra cái giống lạc loài”, hồi tưởng về nỗi đau sau khi trút bỏ được tội lỗi - đứa con. Nhiều truyện ngắn được xõy dựng thụng qua sự hồi tưởng của nhõn vật: từ một khoảnh khắc của tâm trạng ở hiện tại đã thức dậy cả một quãng thời gian trong quá khứ. Một quóng thời gian ngắn ngủi, một bộ phim được chiếu ở ngoài rạp đủ cho một người phụ nữ nghĩ về cả quóng đời lầm lỡ của mỡnh (Đàn bà sinh

ra từ búng đêm - Y Ban). Cảm nhận thời gian của một ngày sắp qua đi khi

nhân vật nhận ra "loang trong khụng khớ cú mựi chả nướng", một mình trong căn nhà trống trải, nghe những tiếng than thở “tiếng lao xao, tiếng dao thớt lách cách bên hàng xóm” - những tín hiệu của một mái ấm gia đình đầm ấm, cũng đủ cho người đàn bà trong Người đàn bà có ma lực hồi tưởng về quá khứ của một thời trẻ qua những trang nhật kí mà ở đó là “những chồng kỉ niệm của cả một quãng đời” - “tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua”. Với hình thức

nhật kí như ở truyện ngắn này, tác giả đã thiên về bộc lộ những cảm nghĩ và

suy tưởng hơn là bám sát miêu tả những sự kiện và biến cố của đời sống. Việc xõy dựng cốt truyện tõm trạng với những lợi thế đặc thự của giới mỡnh, các tác giả sẽ có điều kiện đi sâu vào việc khắc hoạ nội tõm nhõn vật. Độc thoại nội tõm được xem như một phương tiện để đi sõu khỏm phỏ và biểu đạt thế giới tõm hồn con người trong nhiều truyện ngắn như Bức thư gửi mẹ

Âu Cơ, Một ngày, Si Tình, Mười ngày, Người đàn bà có ma lực, Hoàng hôn

màu cỏ úa,.... Tớnh hướng nội được biểu đạt bằng những cảm giỏc, xỳc cảm

và suy tưởng của nhõn vật.

Bằng việc sử dụng cốt truyện tâm lí như một phương thức biểu đạt hiện thực, các chị đã phần nào tiếp nối được dòng chảy của truyện ngắn trữ tình mà Thạch Lam, Thanh Tịnh trước đây và Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu gần đây

hơn là những đại diện tiêu biểu. Lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật làm cơ sở để tổ chức tác phẩm, dẫu tính chất chuyện mờ nhạt, song không ít truyện ngắn đã để lại những cảm nhận sâu lắng trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)