QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VỀ NGHỀ VĂN

Một phần của tài liệu Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan (Trang 128)

3. NGUYỄN THỊ THU HUỆ

QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VỀ NGHỀ VĂN

VỀ NGHỀ VĂN

- Thanh Hương: Tôi không xem sáng tác văn học như một công tác, một nghĩa vụ mà là một hạnh phúc được "tự sự” được thổ lộ, một niềm đam mê. Chỉ trong sáng tác văn học (dù chỉ trong một chừng mực ít ỏi) tôi mới giãi bày gửi gắm được những gì tôi vẫn cảm nhận, vẫn hằng yêu mến, khao khát... bộc bạch được những khía cạnh sâu lắng nhất của tình cảm, của tâm hồn mình”

(Truyện ngắn của các nhà văn nữ. Nxb Giáo dục, 2001).

- Nguyễn Thị Thu Huệ: +Tôi coi văn chương là người bạn chung thủy của mình. Trong sáng tác tôi không tự thần thánh mình dù đã có những thành tựu nhất định. Tôi viết theo hứng bất chợt, không bao giờ cố ép mình để viết.

(Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam. Nxb Giáo dục, 2001).

+ Thường thì phụ nữ viết văn có những sở trường riêng: nhiều tình cảm, sự uyển chuyển,tinh tế lắm khi ranh ma nữa. Còn nam giới tôi nghĩ hơi khác chăng” (Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ. Tạp chí Văn nghệ quân đội số 3/1993).

- Vũ Thị Hồng: Tác phẩm của các nhà văn nữ viết về chiến tranh tất nhiên cũng có những đặc điểm khác với tác phẩm của một nhà văn nam giới. Lẽ dĩ nhiên là nó ít tiếng súng ùng oàng hơn, ít đi vào những vấn đề có tính trọng đại, to tát(!). Các chị thường chú trọng khai thác “giới tính” của mình, đi vào khai thác những mảnh đời thầm lặng, những số phận cá biệt, những đau thương mất mát người phụ nữ phải gánh chịu trong chiến tranh. Cảm quan tinh tế, bén nhạy của người phụ nữ giúp họ viết “thật” về giới mình hơn. (Gặp gỡ

một số nhà văn nữ. Tạp chí Tác phẩm mới số 10/1991).

- Trầm Hương: Khi ngồi trước trang giấy, tôi buộc nghĩ mình là nhà văn để thận trọng và có trách nhiệm với những gì mình đã viết ra... Với nghề văn, tôi đã lao động cần cù, cật lực trên mảnh đất của mình. Tôi cũng không có gì

phàn nàn khi mình là phụ nữ viết văn. Gánh nặng thiên chức và khát vọng nghề nghiệp kéo họ xuống, đồng thời cũng tạo một sức bật ghê gớm. Thế giới nhìn qua lỗ kim đàn bà đôi khi phát hiện ra nhiều điều lí thú mà đồng nghiệp nam không nhìn thấu được. Sự đa cảm của phụ nữ cũng chính là mảnh đất nảy mầm tài năng của họ. Sự giằng xé giữa cam phận và bứt phá, bình yên và bão giông, hạnh phúc và bất hạnh cũng đã là một quá trình biến thái đầy đau đớn đòi hỏi sự dũng cảm, nghị lực (Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX. Tập 11. Nxb Hội nhà văn, 2001).

- Trần Thị Trường: Tôi thấy muốn viết cho mình và cho những người muốn đọc truyện của mình. Viết trở thành một niềm say mê như say mê tình yêu (Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX. Tập 14. Nxb Hội nhà văn, 2001).

- Hoàng Ngọc Hà : Tôi thấy ở đời bao giờ cũng có Thiện và Ác, và ở đời mỗi người đều có cái xấu, cái tốt. Nhưng cái tốt thì tiềm ẩn và cái xấu thì thường bộc lộ. Bởi con người phải chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt nên họ phải gồng mình, giương móng vuốt để chống chọi, để giành giật với đời.

(Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX. Tập 8. Nxb Hội nhà văn, 2001).

- Dạ Ngân: Văn chương không phải là nghề như mọi nghề mà đó là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút. (Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX. Tập 8. Nxb Hội nhà văn, 2001).

- Bích Thuận: Nghề văn từ xưa đến nay và trên hành tinh này chỉ đem lại cho người ta sự vất vả nhọc nhằn, không đem lại sự giàu có. Nhưng nghề văn cũng đem lại cho ta niềm vui, đam mê, hứng thú để nói lên được điều gì mình muốn nói. (Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX. Tập 11. Nxb Hội nhà văn, 2001).

- Nguyễn Thị Ngọc Hải: Công việc của nghệ sỹ giống như của người hành khất nhặt lấy mọi điều đã trải qua. Tôi đặc biệt yêu thích tiếp cận được với chiều sâu giá trị tâm hồn con người, còn thích hơn cả việc đi du lịch khám phá và thụ hưởngvẻ đẹp thiên nhiên. Nhất là đối với con người mang vẻ đẹp

lặng lẽ, không biết canh tranh để phô diễn (Truyện ngắn của các nhà văn nữ

Việt Nam. Nxb Giáo dục, 2001).

- Y Ban: + Người phụ nữ làm văn chương có những khó khăn “vì bên cạnh người phụ nữ là một gia đình mà văn chương thuờng đỏng đảnh như một ông chồng khó tính... Nó đòi hỏi sự dâng hiến hết mình (Gặp gỡ các nhà văn trẻ. Tạp chí Tác phẩm mới số 3/1996).

- Như Bình: Theo tôi, trước hết người phụ nữ viết văn thường mang một tính cách quyết liệt, mạnh mẽ và bản lĩnh. Nhưng trên tất cả họ có một trái tim quá nhậy cảm và sâu sắc, tâm hồn của họ phong phú và đa cảm. Ho chịu sự giằng xé, giày vò của nội tâm. Họ hiểu nỗi đau của họ hơn hết thảy. Việc ghi lại những cảm xúc này trên trang giấy không ai làm tốt hơn chính họ” (Những

cuộc đời không yên ả. Văn nghệ trẻ số 10 (224), 11/3/2001).

- Võ Thị Hảo: Cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có chung tần số với cảm xúc nữ tính: sự loé sáng, sự thất thường, tính thời khức, sự dẫn dắt tuyệt diệu cả mẫn cảm bản năng... (Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ. Tạp chí Văn nghệ quân đội số 3/1993)

- Nguyễn Thị Hồng Ngát: Cuộc sống vốn đẹp. Được sống và viết về cuộc sống, đó là một hạnh phúc. Tất nhiên mỗi người trong cuộc đời này đều có một số phận riêng. Một trăm người thì một trăm số phận khác nhau, không ai giống ai. Đối với người viết dù trải qua một cuộc sống như thế nào - vất vả, gian truân hay may mắn, hạnh phúc, thành đạt hay thất bại - cũng đều là chất liệu có ích cho việc sáng tác. (Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX. Tập 6. Nxb Hội nhà văn, 2001).

- Nguyễn Thị Châu Giang: Thực ra cuộc sống của tôi diễn ra rất suôn sẻ, tốt đẹp. Những người phụ nữ sống quanh tôi cũng không hề gặp bất trắc trong cuộc sống, song không hiểu sao, tôi luôn cảm thấy họ cô đơn. Người phụ nữ cô đơn ngay trong chính gia đình của mình, trong cuộc sống hàng ngày mà họ phải đương đầu và họ không có cách gì giải tỏa được. Điều này luôn ám

ảnh tôi, theo đuổi tôi vào từng trang viết. (Những cuộc dời không yên ả - Kỳ Phong. Văn nghệ trẻ số 10 (224), 11/3/2001).

Một phần của tài liệu Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)