Ngoài tổn thƣơng tại chỗ và tình trạng toàn thân của ngƣời bệnh thì vấn đề nhiễm khuẩn chân đinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng nhiễm khuẩn chân đinh có liên quan đến biến chứng nhiễm khuẩn sau đóng đinh. Do đó, chăm sóc, chờ đợi để lỗ chân đinh lắp đầy mô hạt trƣớc khi đóng đinh đƣợc xem nhƣ một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phƣơng pháp. Có nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian chờ đợi sau tháo CĐN là khác nhau. Một số tác giả chủ trƣơng khi tháo CĐN nên chuyển sang ĐNT có chốt ngay mà không cần phải chờ cho tới khi chân đinh lành vì cho rằng nếu chuyển chủ động, thời gian mang CĐN ngắn và BN đƣợc chăm sóc chân đinh tại bệnh viện nên nguy cơ nhiễm khuẩn chân đinh thấp [102]. Tuy nhiên, phần lớn tác giả chủ trƣơng nên chờ mô hạt lắp đầy chân đinh sẽ an toàn hơn. Nếu nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây thời gian mang CĐN rất lâu nên dẫn đến hiện tƣợng viêm mất xƣơng quanh chân đinh, phần mềm xung quanh chân đinh bị viêm mãn nên quá trình lên mô hạt rất chậm. Nghiên cứu của Kazuhiko Yokoyama và các cs cho thấy có trƣờng hợp nhiễm khuẩn chân đinh phải điều trị đến 240 ngày [67]. Trái lại, các nghiên cứu gần đây trên nhóm BN có thời gian mang CĐN ngắn, mô hạt lên rất nhanh. Theo E.F. Wheelwright và C.M. Court-Brownthì nếu không có tình trạng nhiễm khuẩn chân đinh chỉ sau 48 giờ mô hạt đã lấp kín chân đinh. Nếu có tình trạng nhiễm khuẩn chân đinh thì có khi phải chờ 30 ngày chân đinh mới đƣợc mô hạt lấp đầy. Do đó, ông đề nghị thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN nên từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, đa số các tác giả đều thống nhất rằng thời gian chờ nên từ 5-10 ngày [105],[106],[111],[118].
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành chuyển đổi có kế hoạch từ CĐN sang ĐNT có chốt theo quy trình đã thiết kế nên công tác chăm sóc vết thƣơng và chân đinh rất chủ động, cẩn thận. Hơn nữa quy trình chọn mẫu của chúng tôi rất chặt chẽ, chúng tôi không chọn những BN có biểu hiện
nhiễm khuẩn vết thƣơng, nhiễm khuẩn chân đinh trên lâm sàng và không chọn những trƣờng hợp mang CĐN kéo dài. Do đó quá trình lên mô hạt chân đinh sau tháo CĐN rất nhanh, vì vậy BN không phải chờ lâu sau tháo CĐN. Trong 63 BN nghiên cứu thời gian chờ mổ đóng đinh kỳ hai sau tháo CĐN trung bình là 6 ngày, tƣơng đƣơng nhiều tác giả khác [105],[106],[111],[118]. BN có thời gian chờ mổ đóng đinh kỳ hai ngắn nhất là 5 ngày, BN chờ mổ đóng đinh kỳ hai lâu nhất là 9 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có BN nào nhiễm khuẩn chân đinh.