BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG ĐINH KỲ HAI SAU CỐ ĐỊNH NGOÀI
Năm 1975, Olerud và KarlstrÖm là những ngƣời đầu tiên báo cáo kết quả đóng đinh nội tuỷ thì hai điều trị gãy hở thân 2XCC sau khi CĐN thất bại. Tuy nhiên hai ông về sau đã từ bỏ phƣơng pháp này vì tỷ lệ nhiễm khuẩn cao [84]. Những nghiên cứu tƣơng tự cũng đƣợc công bố bởi nhiều tác giả khác nhƣ Clancey và Hansan (1978), Velazco và Fleming (1983), Aho và cộng sự (1983), Puno và cs (1986), Johnson và cộng sự (1988) [62].
Nhìn chung, hầu hết các tác giả ở giai đoạn này chủ yếu đóng đinh nội tuỷ thì hai để điều trị những biến chứng của các phƣơng pháp điều trị khác (can lệch, chậm liền xƣơng, khớp giả.v.v...).
Năm 1988, J.M. Mc Graw và cộng sự báo cáo 16 trƣờng hợp đóng đinh nội tuỷ thì hai điều trị gãy hở thân 2XCC, trong đó có 9 trƣờng hợp chủ động
chuyển từ CĐN sang đóng đinh nội tuỷ. Thời gian mang khung CĐN trung bình là 59,5 ngày, thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 21 ngày, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 44%. Ông đƣợc xem là ngƣời đầu tiên đóng đinh nội tuỷ thì hai chủ động sau khi đặt CĐN trong điều trị gãy hở thân 2XCC [78].
Năm 1989, Maurer báo cáo 24 trƣờng hợp đóng đinh nội tuỷ thì hai sau CĐN với thời gian mang khung CĐN trung bình là 52 ngày, thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 65 ngày, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 25%. Ông kết luận rằng nhiễm khuẩn chân đinh là chống chỉ định tuyệt đối [77].
Năm 1990, P.A. Blachut và cộng sự báo cáo 41 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đóng đinh nội tuỷ thì hai với thời gian mang khung CĐN trung bình là 17 ngày, thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 9 ngày, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 5% [37].
Năm 1991, Wu C.C. và cộng sự báo cáo 25 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đóng đinh thì hai sau CĐN. Ông đề nghị rút ngắn thời gian mang khung và nên kéo dài thời gian từ lúc tháo khung cho tới khi đóng đinh [116].
Năm 1991, Whelelwright và Court-Brown báo cáo 21 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đặt CĐN với thời gian mang khung CĐN trung bình là 57,4 ngày, thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 11,7 ngày, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 33,3% [111].
Mặc dù ở giai đoạn này đa số các tác giả xem việc chủ động chuyển từ CĐN sang ĐNT trong điều trị gãy hở thân 2XCC nhƣ là một qui trình điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả vẫn tỏ ra dè dặt và phần lớn BN phải mang CĐN trong một thời gian dài cũng nhƣ phải chờ đợi khá lâu từ lúc tháo CĐN chuyển sang đóng đinh nội tuỷ. Và qua các thống kê cho thấy thời gian mang khung càng kéo dài thì tỷ lệ nhiễm khuẩn chân đinh càng cao. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi đóng đinh.
Năm 1993, Klaus A. Siebenrock và cộng sự là những ngƣời đặt nền móng cho một khuynh hƣớng điều trị mới: chuyển từ CĐN sang ĐNT sớm
ngay khi vết thƣơng phần mềm ổn định (1-3 tuần) và khi tháo CĐN thì đóng đinh ngay mà không cần chờ cho chân đinh liền hẳn [102].
Năm 1995, ông tiếp tục báo cáo 32 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC điều trị theo quy trình này với tỷ lệ nhiễm khuẩn rất thấp so với các tác giả khác (3,1%). Ông khẳng định đây là phác đồ điều trị tại khoa Chấn thƣơng chỉnh hình Đại học Bern, Thuỵ Sỹ [103].
Năm 2005, Kazuhiko Yokoyama và các cộng sự đã nghiên cứu 42 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC cho thấy không có sự liên quan giữa thời gian mang khung cũng nhƣ thời gian chờ đóng đinh với tỷ lệ nhiễm khuẩn, ngoại trừ thời gian đóng kín vết thƣơng. Các tác giả khuyến cáo nên đóng kín vết thƣơng sớm và chuyển sớm từ CĐN sang ĐNT [67]. Nhìn chung, mặt dù còn nhiều tranh cãi, nhƣng đa số các tác giả đều cho rằng đây là một phƣơng pháp có nhiều hứa hẹn trong tƣơng lai. Phƣơng pháp này giúp phát huy đƣợc vai trò của CĐN trong giai đoạn cấp cứu gãy xƣơng hở cũng nhƣ tính ƣu việt của phƣơng pháp đóng đinh nội tuỷ có chốt trong giai đoạn phần mềm ổn định [31],[35],[60],[66],[76],[83],[88],[89],[90],[105],[108].
Gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân là một tổn thƣơng thƣờng gặp. Bên cạnh các phƣơng pháp điều trị kinh điển thì đóng ĐNT thì hai sau CĐN trong điều trị gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân là một khuynh hƣớng mới, có thể áp dụng cho một số trƣờng hợp đặc biệt. Phƣơng pháp này ra đời với kỳ vọng phát huy đƣợc vai trò tối ƣu của CĐN trong giai đoạn cấp cứu cũng nhƣ những lợi điểm của phƣơng pháp đóng đinh nội tuỷ có chốt trong giai đoạn ổn định. Để hình thành đƣợc một qui trình điều trị mới, cần có sự điều chỉnh theo thời gian. Từ khi Olerud và Karlstrom lần đầu tiên giới thiệu phƣơng pháp này đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về phƣơng pháp này. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề nhƣ: chỉ định, chống chỉ định; điều kiện chuyển đổi, thời điểm chuyển đổi, quy trình kỹ thuật....Tại Việt Nam đây vẫn còn là vấn đề mới mẻ, đó là lý do chúng tôi triển khai đề tài này.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢONG PHÁP NGHIÊN CỨU