Biến chứng nhiễm khuẩn chân đinh, vai trò cấy khuẩn chân đinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 87)

Biến chứng nhiễm khuẩn chân đinh hầu nhƣ không thể tránh khỏi trong điều trị gãy xƣơng bằng phƣơng pháp CĐN. Biến chứng nhiễm khuẩn chân đinh có thể là nguyên nhân dẫn đến lỏng đinh, can lệch, khớp giả và nặng nề hơn có thể là viêm xƣơng. Nghiên cứu của Đinh Văn Thủy và cs trên 89 BN gãy hở thân 2XCC độ II và III đặt CĐN cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn chân đinh là 22,3%[25]. Nghiên cứu của Khămmun Sômtakun và cs (2006) cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn chân đinh là 29,46%. Trần Văn Bé Bảy là 40% [25]. Nghiên cứu của Joseph và cs tại bệnh viện thực hành ban Benue, Nigeria trên 102 trƣờng hợp gãy xƣơng hở đƣợc điều trị bằng CĐN kết quả cho thấy có 34,3% số trƣờng hợp có biểu hiện nhiễm khuẩn chân đinh trên lâm sàng trong đó triệu chứng hay gặp nhất là chảy dịch chiếm 51,4% [63]

Năm 1990, P.A. Blachut và cộng sự báo cáo 39 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đóng đinh nội tuỷ thì hai với thời gian mang CĐN trung bình là 17 ngày (6-42 ngày), thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 9 ngày (0-42 ngày). Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn là 5% (2 TH), trong đó có một trƣờng hợp nhiễm khuẩn từ chân đinh, kết quả cấy khuẩn cho thấy nhiễm Staphylococcus aureus [37].

Theo thống kê từ các nghiên cứu, Nando Ferreira và cs nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn chân đinh có thể dao động từ 11,3 đến 100% [81]. Nhìn chung đa số các tác giả đều có chung nhận định là nhiễm chân đinh tỷ lệ thuận với thời gian mang CĐN. Và đây là trở ngại chính của việc mang CĐN kéo dài, gây thất bại điều trị, đôi khi phải chuyển sang phƣơng pháp điều trị khác [81].

Tỷ lệ nhiễm khuẩn cao khi mang khung CĐN và có liên quan chặt chẽ với tình trạng nhiễm khuẩn sau đóng đinh [77],[78],[111]. Điều này thật sự gây lo lắng khi đóng đinh thì hai. Do đó, chúng tôi nhận thấy việc cấy khuẩn chân đinh là hết sức quan trọng. Kết quả cấy khuẩn dƣơng tính giúp loại khỏi mẫu nghiên cứu và lựa chọn phƣơng pháp điều trị khác nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn sau đóng đinh. Nghiên cứu các báo cáo của các tác giả khác trên thế giới, chúng tôi nhận thấy đa số các tác giả chỉ đặt vấn đề cấy khuẩn chân đinh khi có biểu hiện lâm sàng chứ không cấy khuẩn tất cả các trƣờng hợp. Điều này có thể giảm tốn kém nhƣng cũng có thể bỏ sót các trƣờng hợp nhiễm khuẩn tiềm tàng, không có triệu chứng lâm sàng và có thể gây bùng phát nhiễm khuẩn sau đóng đinh. Trong 63 bệnh nhân trong lô nghiên cứu của chúng tôi đều đƣợc cấy khuẩn chân đinh sau khi tháo đinh dù không có biểu hiện nhiễm khuẩn trên lâm sàng. Để đảm bảo vi khuẩn có thể mọc, chúng tôi cho BN ngừng sử dụng kháng sinh 24 giờ trƣớc khi tháo CĐN và cấy khuẩn chân đinh. Chúng tôi thực hiện quy trình cấy khuẩn qua 3 bƣớc sau:

Bƣớc 1: Làm sạch dịch tiết, các chất sát khuẩn xung quanh miệng chân đinh bằng gạc ẩm và nƣớc muối sinh lý vô khuẩn nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn thƣờng trú xung quanh chân đinh cũng nhƣ loại bỏ tối đa các chất sát khuẩn (betadine) mà chúng tôi vừa sử dụng trƣớc khi tháo đinh. Việc làm này giúp cho kết quả cấy khuẩn và KSĐ chính xác nhất.

Bƣớc 2: Sau khi cả 4 đinh Schanz đƣợc tháo ra, chúng tôi dùng que tăm bông vô khuẩn tẩm nƣớc muối sinh lý xoay tròn quanh ren của lần lƣợt 4 đinh Schanz. Chúng tôi nhận thấy, nếu lấy mẫu bệnh phẩm xung quanh lỗ chân đinh để cấy khuẩn sẽ cho kết quả không chính xác vì có thể có sự hiện diện của các vi khuẩn thƣờng trú trên bề mặt da. Hơn nữa, với việc sát khuẩn bằng betadine trƣớc khi tháo đinh có thể làm sai lệch kết quả cấy khuẩn. Mặc khác nếu đƣa que tăm bông vào lỗ chân đinh để lấy mẫu bệnh phẩm thì có khả năng đƣa vi khuẩn từ ngoài vào trong sâu làm tăng nguy cơ

nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu chỉ lấy mẫu bệnh phẩm ở một lỗ chân đinh duy nhất sẽ không thể đại diện cho tình trạng nhiễm khuẩn tại các lỗ chân đinh khác. Nếu đƣa que tăm bông từ lỗ chân đinh này sang lỗ chân đinh khác có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn chéo, còn nếu cấy khuẩn từng lỗ chân đinh riêng thì quá tốn kém. Do đó, bằng việc lấy mẫu bệnh phẩm chỉ với một que tăm bông lần lƣợt cho 4 đinh Schanz ngay sau khi tháo đinh sẽ giúp khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm vừa phân tích trên.

Bƣớc 3: Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm chúng tôi cho que tăm bông có chứa bệnh phẩm và oống nghiệm vô khuẩn, vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm của khoa xét nghiệm vi sinh.

Trong 63 BN nghiên cứu của chúng tôi không có BN nào cho kết quả cấy khuẩn chân đinh dƣơng tính. Chúng tôi nhận thấy rằng kết quả trên có thể do một số nguyên nhân sau: Chọn mẫu chặt chẽ trƣớc khi quyết định tháo CĐN, sử dụng kháng sinh đủ lâu, chăm sóc chân đinh tốt, thời gian mang CĐN ngắn, có thể cỡ mẫu nghiên cứu chƣa đủ lớn.

Tìm hiểu các nghiên cứu của các tác giả khác về tình trạng nhiễm khuẩn chân đinh trong CĐN chúng tôi không thấy mô tả qui trình cấy khuẩn chân đinh.

Đối với các trƣờng hợp cấy khuẩn chân đinh dƣơng tính, các tác giả sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ trong 4 tuần, sau đó ngƣng kháng sinh 2 tuần và thử lại các yếu tố nhƣ công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP. Nếu các chỉ số này bình thƣờng, các chân đinh liền tốt bệnh nhân sẽ đƣợc đóng đinh và tiếp tục sử dụng kháng sinh đƣờng uống trong 4 tuần. Đối với các trƣờng hợp có nhiễm khuẩn chân đinh trên lâm sàng, bệnh nhân sẽ đƣợc phẫu thuật cắt lọc, làm mới lỗ chân đinh, xén mép lỗ chân đinh và khâu lại bằng chỉ nylon. Trong thời gian chờ đóng đinh bệnh nhân sẽ đƣợc cố định tạm bằng bột [81],[87]. Trong 63 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, không có trƣờng hợp nào cấy khuẩn dƣơng tính, các chân đinh liền tốt sau tháo khung CĐN

nên chúng tôi chƣa có kinh nghiệm về vấn đề này. Nhƣng nếu kết quả cấy khuẩn dƣơng tính, chúng tôi sẽ áp dụng phác đồ điều trị trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)