Cắt lọc vết thƣơng + kết hợp xƣơng bên trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 26)

1.6.3.1. Kết xương nẹp vít

KHX nẹp vít là một trong những phƣơng pháp KHX bên trong chủ yếu cùng với ĐNT. Cùng với sự phát triển của ngành chấn thƣơng chỉnh hình thì nhiều thế hệ nẹp vít đã đƣợc ra đời và đƣợc phổ biến khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Có nhiều loại nẹp vít, mỗi loại nẹp có những tính năng nhất định và đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp gãy xƣơng cụ thể. Bên cạnh những thuận lợi mà nẹp vít mang lại nhƣ KHX vững chắc, đặc biệt các trƣờng hợp gãy vùng đầu xƣơng nhƣ gãy mâm chày, thì những bất lợi của phƣơng pháp này không phải là ít. Mặc dù việc tổn thƣơng thêm mạch máu nuôi xƣơng trong KHX nẹp vít đã đƣợc các tác giả thuộc trƣờng phái AO cải thiện bằng việc cho ra đời nẹp vít thế hệ mới ít tiếp xúc với xƣơng (LC-DCP); hay gần đây là vấn đề KHX bằng nẹp vít ít xâm lấn (LISS) đã đƣợc tiến hành nhằm cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, cũng nhƣ ít gây tổn thƣơng đến hệ thống mạch máu màng xƣơng. Song, đối với gãy hở thân 2XCC thì KHX nẹp vít không sinh lý cả về mặt cơ học lẫn sinh học. Năm 2007, một nghiên cứu của Corry Collinge và cộng sự đã điều trị cho 26 BN gãy hở xƣơng chày bằng nẹp vít, kết quả cho thấy có 7% thất bại với KHX và 35% phải trải qua phẫu thuật lần 2 để đạt đƣợc sự liền xƣơng [49]. Đối với quan điểm của AO, phƣơng tiện KHX bên trong lý tƣơng nhất cho thân 2XCC là ĐNT có chốt. Và chỉ định KHX nẹp vít trong gãy hở thân 2XCC cũng hết sức hạn chế, chỉ áp dụng cho những trƣờng hợp gãy hở độ I,II BN đến sớm [94].

1.6.3.2. Cắt lọc vết thương + đóng đinh nội tủy

Đóng ĐNT điều trị gãy hở đơn giản thân 2XCC là một kỹ thuật không còn gây tranh cãi. Từ chỗ chống chỉ định, ngày nay phẫu thuật ĐĐNT có thể chỉ định cho các gãy hở thân 2XCC độ I,II. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy kết quả bƣớc đầu là đáng ghi nhận [8],[19],[28],[29].

Năm 2004, Bệnh viện Chợ Rẫy báo cáo 77 trƣờng hợp gãy thân 2XCC (8TH gãy hở độ I,II) đƣợc phẫu thuật đóng đinh SIGN. Trong lô nghiên cứu nhóm tác giả này không doa lòng tủy khi đóng đinh và kết quả ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn là rất thấp. Kết quả nghiên cứu ghi nhận 100% liền xƣơng, có 1 trƣờng hợp (gãy kín) bị nhiễm khuẩn ở giai đoạn liền xƣơng nên đƣợc rút đinh và cắt lọc tổ chức viêm [26].

Năm 2005, Nguyễn Thế Điệp báo cáo kết quả nghiên cứu trên 38 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC (16 độ I, 22 độ II) đƣợc đóng ĐNT có chốt (Sanametal). Kết quả nghiên cứu cho thấy 97,4% liền vết mổ kỳ đầu, 2,6% nhiễm khuẩn nông. Kết quả theo dõi xa cho thấy 100% liền xƣơng. Tác giả đề nghị chỉ nên KHX bên trong cho các trƣờng hợp gãy hở độ I,II đến sớm. Các trƣờng hợp gãy hở độ IIIA hoặc gãy hở đến muộn không nên KHX bên trong kỳ đầu [4]

Nghiên cứu của Whittle và cs trên 50 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc điều trị bằng phƣơng pháp đóng ĐNT có chốt cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn là (8%) và tất cả các trƣờng hợp này đều thuộc nhóm gãy hở độ III [86]. Một nghiên cứu khác của Wu và Shin trên 28 trƣờng hợp gãy hở độ III 1/3D cẳng chân đƣợc đóng ĐNT có chốt cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn là 7,2% [117].

Theo Kaltenecker G. và cs gãy hở xƣơng đùi và 2XCC có thể đóng ĐNT có chốt nhƣng phải chọn lọc và công tác chuẩn bị trƣớc mổ phải tốt. Nghiên cứu có chọn lọc của ông trên 91 trƣờng hợp gãy hở độ I, II thân xƣơng đùi và thân 2XCC cho thấy tỷ lệ nhiễm nhuẫn là khá thấp 1,2% [65]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)