Vấn đề sử dụng kháng sinh trong điều trị gãy xƣơng hở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 90)

Tất cả các gãy xƣơng hở hầu nhƣ đều bị ô nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh cho thấy làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn một cách đáng kể [41]. Nếu sử dụng kháng sinh muộn hơn 3 giờ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn; ngƣợc lại, nếu cho kháng sinh trƣớc 3 giờ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đƣợc 6 lần. Do đó, liều kháng sinh đầu tiên đƣợc khuyến cáo nên thực hiện càng sớm càng tốt [41]. Thống kê trong nghiên cứu cho thấy hầu hết BN khi chuyển đến bệnh viện chƣa đƣợc sử dụng kháng sinh, BN chỉ đƣợc sử dụng kháng sinh khi nhập viện. Thống kê cho thấy chỉ có 7,93% số BN nhập viện trƣớc 3 giờ kể từ khi chấn thƣơng, 65,08% số BN nhập viện từ 3 đến 6 giờ sau chấn thƣơng và số BN nhập viện sau 6 giờ chiếm tỷ lệ rất cao 26,99%. Sự chậm trễ này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu kết xƣơng kỳ đầu. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh bao lâu thực sự vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Theo khuyến cáo của y văn gần đây nên sử dụng kháng sinh khoảng 3 ngày, sau đó có thể lặp lại mỗi khi phẫu thuật. Sử dụng kháng sinh loại nào, nhóm nào cũng cần phải lƣu ý. Các nghiên cứu cũng cho thấy vi khuẩn hay gặp trong gãy xƣơng hở là Staphylococcus aureus. Tuy nhiên, các nhiễm khuẩn xảy ra muộn sau khi nhập viện thƣờng là vi khuẩn bệnh viện và đa số là gram âm. Do đó đối với các gãy xƣơng hở phức tạp các tác giả đề nghị phối hợp nhóm Cephalosporin và nhóm Aminoglycozide [41]. Năm 1991, Wu C.C. và cs báo cáo 38 trƣờng hợp gãy xƣơng đƣợc đóng ĐNT kỳ hai sau CĐN trong đó có 25 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC (21 gãy hở độ IIIA, 3 gãy hở độ IIIB, 1 gãy hở độ IIIC). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ liền xƣơng là 96%, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 2%. Kháng sinh thực hiện trong nghiên cứu này là Cephalosporin và Aminoglycoside và đƣợc thực hiện trong 3 ngày cho mỗi lần mổ. Ở phần bàn luận, khi phân tích kết quả nghiên cứu và so sánh với các

nghiên cứu khác ông cho rằng muốn thực hiện kỹ thuật này thành công thì ngoài các vấn đề nhƣ rút ngắn thời gian mang CĐN, vết mổ và chân đinh không nhiễm khuẩn, thì vấn đề sử dụng kháng sinh trƣớc và sau mổ đủ lâu là hết sức quan trọng [116].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều đƣợc sử dụng kháng sinh phối hợp nhóm Cephalosporin và nhóm Aminoglycozide với thời gian sử dụng kháng sinh trƣớc mổ đóng đinh trung bình là 10,98 ngày, BN có số ngày sử dụng kháng sinh ít nhất là 9 ngày và BN có thời gian sử dụng kháng sinh trƣớc mổ đóng đinh dài nhất là 19 ngày. Chúng tôi dùng kháng sinh liên tục từ lần mổ đầu tới thời điểm trƣớc khi tháo CĐN 24 giờ và sử dụng kháng sinh đƣờng uống thêm từ 3-5 ngày sau tháo CĐN trong khi chờ chân đinh lành. Thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ đóng đinh trung bình là 5 ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 7 ngày. Tất cả 63 trƣờng hợp trong lô nghiên cứu đều không bị nhiễm khuẩn sau đóng đinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)