Nên chủ động đóng đinh thì hai sau cố định ngoài hay chờ cố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 80)

ngoài thất bại rồi mới thực hiện

Ban đầu CĐN là một phƣơng tiện cố định xƣơng thực thụ. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, BN gặp một số biến chứng nhƣ can lệch, chậm liền xƣơng, khớp giả nên đƣợc chuyển sang KHX bên trong. Nhìn chung, việc chuyển đổi từ CĐN sang KHX bên trong hoàn toàn bị đọng và kết quả điều trị không cao [47],[62],[84]. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là BN mang CĐN một thời gian khá dài nên có tình trạng nhiễm khuẩn chân đinh và đã có sự biến đổi lớn tại ổ gãy. Do đó, khi mổ KHX bên trong phải mở rộng vết thƣơng để chỉnh trục chi và làm mới hoàn toàn ổ gãy nên thƣờng gặp khó khăn trong lúc mổ, thời gian liền xƣơng chậm và nguy cơ nhiễm khuẩn vết thƣơng cao [47].

Xuất phát từ thực tiễn trên, một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không đánh giá, tiên lƣợng sớm hơn các trƣờng hợp gãy hở phức tạp thân 2XCC đã đƣợc xử lý vết phƣơng phần mềm và đặt CĐN nhƣng còn di lệch lớn, không vững (kiểu B, C) hoặc BN có nhu cầu chuyển đổi sang KHX bên trong mà có kế hoạch chuyển đổi sớm hơn, chủ động hơn. JM Mc Graw và cs đƣợc xem là những ngƣời đầu tiên thực hiện phƣơng pháp này. Năm 1988, ông và cs báo cáo 16 trƣờng hợp đóng đinh nội tuỷ kỳ hai điều trị gãy hở thân 2XCC, trong đó có 9 trƣờng hợp chủ động chuyển từ CĐN sang đóng đinh nội tuỷ, cả 9

trƣờng hợp này cho kết quả tốt và không có biến chứng nhiễm khuẩn sau đóng đinh [78]. Năm 1990, P.A. Blachut và cs báo cáo 41 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đóng ĐNT kỳ hai có kế hoạch với thời gian mang CĐN trung bình là 17 ngày, thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 9 ngày, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 5% [37]. Năm 1991, Wu C.C. và cs báo cáo 25 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đóng đinh kỳ hai có kế hoạch sau CĐN. Ông đề nghị rút ngắn thời gian mang CĐN và nên kéo dài thời gian từ lúc tháo CĐN cho tới khi đóng đinh[116]. Năm 1991, Whelelwright và Court-Brown báo cáo 21 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc đƣợc đóng ĐNT kỳ hai có kế hoạch với thời gian mang CĐN trung bình là 57,4 ngày, thời gian chờ đóng đinh sau tháo CĐN là 11,7 ngày, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 33,3% [111].

Năm 1995, Klaus A. Siebenrock và cs báo cáo 32 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC điều trị theo quy trình này với tỷ lệ nhiễm khuẩn rất thấp so với các tác giả khác (3,1%). Ông khẳng định đây là phác đồ điều trị tại khoa Chấn thƣơng chỉnh hình Đại học Bern, Thuỵ Sỹ [103]

Năm 2005, Kazuhiko Yokoyama và các cs đã nghiên cứu 42 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC đƣợc chuyển đổi chủ động từ CĐN sang ĐNT cho kết quả tôt [67]. Nhìn chung những nghiên cứu về sau cho thấy hầu hết các tác giả triển khai kỹ thuật này có kế hoạch và phác đồ cụ thể.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả 63 BN gãy hở thân 2XCC đƣợc chọn lọc theo chỉ định đã xây dựng và chuyển từ CĐN sang ĐNT có chốt SIGN một cách chủ động. Quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, có tới 73% các trƣờng hợp nắn chỉnh kín không cần mở ổ gãy, 27% còn lại chỉ mở ổ gãy tối thiểu để nắn chỉnh chứ không vì mục đích làm mới ổ gãy. Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu rất tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)