Cắt lọc vết thƣơng + cố định ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 27)

Cho đến ngày nay vai trò quan trọng của CĐN đã đƣợc khẳng định thông qua sự đa dạng về tính năng cũng nhƣ mẫu mã [79]. Các khung CĐN nhƣ Hoffmann, khung FESSA, khung Judet, khung Vũ Tam Tĩnh, CERNC của Nguyễn Văn Nhân... là những khung đã đƣợc sử dụng nhiều để điều trị

gãy xƣơng hở đặc biệt là gãy hở thân 2XCC tại Việt nam. Đối với gãy hở thân 2XCC, CĐN đƣợc chỉ định cho gãy xƣơng độ III hoặc những trƣờng hợp gãy hở có nguy cơ nhiễm khuẩn không cho phép KHX bên trong (gãy hở đến muộn) [7],[27]. Trong những năm gần đây CĐN còn đƣợc sử dụng cho những trƣờng hợp gãy xƣơng trên BN đa chấn thƣơng (kể cả gãy kín và gãy hở) [33].

Phƣơng pháp CĐN có ƣu điểm là không phải bóc tách rộng cốt mạc ở xung quanh ổ gãy nên chấn thƣơng do phẫu thuật ít hơn các phƣơng pháp kết xƣơng bằng nẹp vít hay đóng đinh nội tuỷ. Do đó, tôn trọng đƣợc nguồn nuôi dƣỡng tại ổ gãy và tránh làm nặng nề thêm cho BN trong giai đoạn cấp cứu [33]. Mặt khác phƣơng pháp CĐN ít bị biến chứng nhiễm khuẩn ổ gãy do không đƣa phƣơng tiện kết xƣơng vào ổ gãy. Phƣơng pháp CĐN nhất là CĐN một bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc vết thƣơng, phẫu thuật cắt lọc lại hoặc thực hiện các phẫu thuật tạo hình phủ ở giai đoạn tiếp theo để điều trị biến chứng khuyết hổng phần mềm, lộ xƣơng, mà không phải tháo khung.

Tuy vậy phƣơng pháp CĐN cũng có những nhƣợc điểm là: khung cố định cồng kềnh, vƣớng víu, hạn chế trong sinh hoạt và lao động ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn chân đinh, các biến chứng lỏng đinh, cong đinh, gãy đinh cũng hay gặp, gây nên di lệch thứ phát.

Năm 1995, Phạm Đăng Ninh báo cáo kết quả điều trị 50 BN gãy hở thân 2XCC (24 độ IIIA, 6 độ IIIB). Kết quả có 24 BN liền xƣơng tốt, 2 BN không liền xƣơng, 24 BN đang đƣợc tiếp tục theo dõi. Tác giả cũng ghi nhận biến chứng nhiễm khuẩn chân đinh là 28% [15]. Năm 2003, Đinh Văn Thủy và cộng sự báo cáo 89 trƣờng hợp gãy hở thân 2XCC (54 độ II, 35 độ III) đƣợc đặt CĐN. Kết quả tốt là 38,2%, trung bình là 50,6%, xấu 11,2% với 22,3% nhiễm khuẩn chân đinh [25]. Năm 2004, Lê Phúc và cộng sự báo cáo 64TH gãy hở thân 2XCC (63BN) đƣợc đặt CĐN tự chế trong 10 năm (từ

1985-1995). Kết quả cho thấy can lệch 5 TH, 1 trƣờng hợp phải đoạn chi trên gối vì nhiễm khuẩn nặng, tỷ lệ nhiễm khuẩn chân đinh 56%, viêm xƣơng 7,8%, tuột đinh 18 cây, 50 trƣờng hợp phải bó bột sau khi tháo khung [17].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân (Trang 27)