CỦA CẢNH HUỐNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 66)

3.1. CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI HÀM CHỬA THÔNG TIN ĐỊNHHƯỚNG TRẢ LỜf. HƯỚNG TRẢ LỜf.

Các phương tiện ngữ dụng bổ trợ này thể hiện sư diếu chỉnh của người nói dối với ngưòi trả lời, nhằm thúc dẩy sư trả lời theo hướng mong m uốn. Người hỏi phải xử lý nhiểu nhân tố khác nhau như vốn tri thức nển của người đối thoại, khả nãng trả lời có thể có. Các phương tiện để định hướng, để cấu trúc hoá phản ứng của người đối thoại thường được sử dụng là: Các từ tìn h thái trong những khuôn hỏi / cách nói đặc thù; phương tiện n g ữ điệu; tính bất thường về các q u i tấc n g ữ phá p , s ự vi p h ạ m các nguyên tắc giao tiếp như vi phạm các phương châm hội thoại (maxims), vi phạm nguyên tắc tôn trọng thể diện (face) của nhũng người tham gia giao tiếp, vi phạm nguyên tắc luân phiên lượt lời.

Quan sát các câu sau:

(1) H e cou ld n't have m eant it, could he?

(2) Surely, he didn’t mean it, did he?

Câu (1) thiên vể việc kêu gọi người được hỏi xác nhận, đánh giá sự ước đoán của người hỏi về các khả năng: “Nó đã khống định nói như vây. Anh có chia sẻ ý kiến này vói tỏi không?” Trong (2), người hòi muốn được cung cấp một cáu trả lời có tính xác nhãn/ phù nhận: “ Chắc rằng nó khồng định nói như vậy, nhưng liệu có thật đúng như vậy khòng ?” Trong tiếng Anh, có một số trạng từ mang nghĩa tình thái nhấn mạnh, khẳng định (emphasizers)[141] và gắn với nội đung mệnh đề hoặc gắn với phong cách truyền đạt thông tin của người hỏi. Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa và khả năng kết hợp, có thể phân chia những từ này thành hai nhóm như sau [141]:

Nhóm A: actually, certainly, clearly, definitely, indeed, obviously, plainly really

surely, f o r certain, f o r sure, o f course;

Nhóm B: fr a n k ly , honestly, literally, sim ly, fa ir ly (B rE ),ju st.

Ví dụ: D o you honestly know what he wants ? (Anil có thực sự biết anh ra muon gì không ?); D id he a c tu a ỉh sit next to her? (Có đúng là anh ta ngồi gán chị ủy không ?)

Đặc điểm:

- Những từ thuộc nhóm A có khả năng kết hợp với bất cứ đông từ nào. Những từ thuộc nhóm B có xu hướng xuất hiện cùng với động từ thể hiện thái độ hoặc nhân thức (attitude or cognition). Ví dụ: D o they honestly admire her courage ? (Anh có thực tùm lĩgưỡng mộ sự dũng cảm của chị ấy không ?); D oes he honestly believe their accusation ? (Anh u \ có thực lòng fin vào lời buộc tội của họ không?).

- Hầu hết các từ ờ cả hai nhóm này thường đứng trước từ mà chúng nhấn mạnh. “ fo r certain” và “fo r sure" là trường hợp ngoại lệ với vị trí cuối câu: Do you know it for sure ?

(Anh có biết chắc điêu đó không ?).

Sau đây, chúng tôi sẽ đối chiếu một số cách nói cu thể thường gặp trons tiếng Anh và tiếng Việt:

(i) Phương tiện: Tiếng Anh: “F ra n kly speaking,"

Tiếng Việt: “(Tôi) hỏi/nói th ậ t,"... Ví dụ:

Frankly speaking, do you quite understand what he says ? (Tôi) hỏi Ị nói thút, anh có hiểu những điều ông ấy nói không ?)

Hàm nghĩa:

Điều mà tôi hỏi là tế nhị. Lẽ ra tôi không nên hỏi thẳng nhung vì chân tình nên tói vẫn hỏi. Tối mong nhận được sự trả lời thành thật.

(ii) Phương tiện:

Tiếng Anh: “E x c u se m e i f th ere's a n yth in g (th a t's) n o t as it sh o u ld b ế '

Tiếng Việt: “T ô i h ỏ i (khí) k h ô n g p h ả i,"

Ví du:

Excuse Die i f there's anything that ‘s not us it should b e , why d id n 't you come a bit earlier ?

Tôi hói khí không p h ả i, sao chị kìĩông đến sớm lìơii m ột chút ?

Hàm nghĩa:

Điều tôi sắp hỏi hơi trái với phép lịch sự. Mong anh bỏ qua và trả lời câu hòi cùa tỏi. Cách nói này trong tiếng Anh ít thông dụng hơn trong tiếng Việt.

(iii) Phương tiện: Tiếng Anh: “/ / ’ Tiếng Việt: “L iệu ...” Ví dụ:

I d o n 't know i f he can help her.

Tỏi kỉìông biết liéu anh ấy có th ể giúp được chị ấy không ?

H à m nghĩa:

Theo đánh giá của người hỏi, chưa có đủ điểu kiện để trả lời chính xác câu hỏi đươc đặt ra. Vì vậy, người hỏi để nghị người được hỏi trả lời theo đoán định chủ quan . Kiểu hỏi này áp dụng cho câu hỏi lựa chọn.

(iv) Phương tiện: Tiếng Anh: “N o w” Tiếng Việt: “B áy giò’'

Ví du: What can we do now ? (Biết lủm gì bây xi ờ ?)

H à m nghĩa:

Người hỏi đang lúng túng chưa biết phải xử sự như thế nào trong hoàn cảnh bức bách, đòi hỏi phải sớm có một quyết định đúng đắn.

(v) Phương tiện: Tiếng Anh: “th e n ”.

Tiếng Việt: “đáy"

Ví dụ:

H ow should ỉ cut your hair then, young man ? (Cut tóc kiểu nào đ â y, anil hạn trẻ ?)

H àm nghĩa:

Thông tin nghi vấn trong câu hỏi là một nhu cầu, cần được làm sáng tỏ. Người hỏi chờ đợi câu trả lời để nhanh chóng có hành động phù họp. Hành động chưa được thực hiện vào lúc nói. Phương tiện này dùng trong câu hỏi không lựa chọn và lựa chọn hiển ncỏn.

(Y/JPhương tiện: Tiếng Anh: “th en "

Tiếng Việt: "nào"

Ví dụ:

What 's the difficulty then ? Tell IIS, please. (K/ìó khăn iỊÌ nào ? N ói cho chím ạ rói biết di. )

Hàm nghĩa:

Sẩn sàng chờ đợi câu trả lời để giúp đỡ hoặc tìm giải pháp thích hợp.

Trong tiếng Việt, "n à o ” thường được dùng khi người được hỏi là người có vị thế thấp hơn hoặc ngang hàng với người hỏi. Trong những trường hợp khác "nào" có thể biểu thị sự thách thức.Ví dụ: “M ày dám lùm gì tao nào ?”

Trong tiếng Anh, “th e n ” chỉ có chức năng thúc giục , đói khi thể hiện thái độ hơi kẻ cả của người hỏi. Ngữ điệu đi kèm với “th e n ” thường là ngữ điệu Glide - up.

(viị) Phương tiện: Tiếng Anh: “As (*)” Tiếng Việt: “Là (x)”

Ví dụ:

Aỵ head o f the delegation, wliat do you think we should do ill this situation ? (Lù trưởng đoàn, ông nghĩ là chúng ru nên ỉùìiì gì trotìg hoàn cảnh này ?)

H à m nghĩa:

Yêu cầu người đối thoại xuất phát từ cương vị, trách nhiệm của mình dê’ đưa ra câu trả lời. (viii) Phương tiện:

Tiếng Anh: “(Please), tell m e, .. .”

Tiếng Việt: “H ãy nói (cho tói bỉết)/Tôi hỏi (anh)....”

Ví dụ: T ell me, D id you stay there at 5 p.m. yesterday ?

(Hãy nói cho tôi biết, anh có ở lại đó lúc 5 giờ chiều hôm qua không ?)

Hàm nghĩa:

Người nghe có ý chất vấn, đòi hỏi người dược hỏi không được né tránh câu hỏi mà phải đưa ra câu trả lời.

Nhận xét: Trong phạm vi ngữ nghĩa cụ thể (hàm nghĩa) đã đề cập ở trẽn, tiếng Anh và tiếng Việt có những tươnơ đồng và khác biệt sau:

Tương đồng: - Đểu có phương tiện biểu đạt riêng hàm chứa những kiểu thõng tin ngữ dụng bổ trợ giống nhau.

- Các phươns tiện ngữ dụng bổ trợ đó rất thống dụng trong cả hai thứ tiếng.

K hác b i ệ t : Sự khác biệt chủ yếu nằm ờ các đặc điểm ngôn điệu. Trone tiếng Anh, đi kèm với các phương tiện hình thức trên là những ngữ điệu đặc thù cho từng phương tiện hoặc từng kiểu phương tiện với các yếu tố như âm tiết mang ngữ điệu trọng tâm (Tonic syllable), trọng âm (stress), cung( key), chất giọng (voice quality),... Phẩm chất

ngôn điệu đi kèm với các phương tiện ngữ dụng bổ trợ thể hiện những sắc thái I1 2 Ữ nchĩa tinh tế đa dạng. Chúng tôi sẽ khảo sát kỹ về ngữ điệu như một phương tiện ngữ d ụ n ơ bổ trợ trong tiếng Anh ở phần tiếp theo.

3.2. VAỈ TRÒ CỦA NGỮ ĐIỆU TRONG VIỆC TẠO RA TÁC ĐỘNGĐỊNH HƯỚNG Đ ốl VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HỎI. ĐỊNH HƯỚNG Đ ốl VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HỎI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)