Thông tin chưa biế t cần biết giữ vai trò quyết định trong viêc sàn sinh câu hỏi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 39 - 40)

sinh câu hỏi.

Thông tin chưa biết, cần biết là một bộ phận của hành vi hỏi. Không có nhu cầu được biết về nó thì không có hành vi hỏi. Nhu cầu này nảy sinh từ sự thiếu/ không biết thông tin. Mật khác, hành vi hỏi cũng không thể có được nếu không dựa vào sự tin tườns (giả định) rằng người được hỏi biết thòng tin chưa biết, cần biết đó. TGĐ cấu trúc trong câu hỏi đã cung cấp cho câu hỏi một khung ngữ nghĩa - ngữ dụng xác định. Cái chưa biết - cần biết cung cấp phần trọng tâm thông báo (điểm hỏi). Đó là hai bộ phận chính yếu của câu hỏi. Thông tin chưa biết, cần biết ở những kiểu câu hỏi khác nhau thì có những đặc điếm nsữ nghĩa - ngữ dụng khác nhau. Các kiểu câu hỏi có chung đặc điểm là mang xu thế đưa thông tin chưa biết, cần biết vào một kiểu quan hệ: Quan hệ lựa chọn. Câu hỏi có khả năng lựa chọn bị giới hạn ờ mức tối thiểu (thường ở hai khả năng), ở mức thấp (nhiều hơn hai khả năng) và ở mức không giới hạn.

a. Mức không giới hạn: Câu hỏi có chứa đại từ hỏi (trong tiếng Anh là W h- question).

Loại cãu hỏi này có thể xem như là một hàm mệnh đề có chứa biến tố X (đại từ hỏi) có vô số khả năng lựa chọn ( về mặt ]ý thuyết), và người trả lời có nhiệm vụ lựa chọn một/ một vài khả năng để trả lời.

b. Mức bị giới hạn: Câu hỏi không chứa đại từ hỏi (trong tiếng Anh là Yes-N o question).

Nhiều người cho rằng cách xem xét như vậy là nặng về logic. Một cách xem xét khác được hlnh thành dựa vào mối tương quan giữa cái chưa biết, cần biết và cấu trúc hình thức của câu hỏi. Theo cách nhìn nhận này, có thể có những loại sau đây: a. Câu hỏi toàn bộ: Câu hỏi mà thông tin chưa biết, cần biết bao trùm toàn bộ mệnh đề cấu trúc câu hỏi. Hay nói cách khác đây là câu hỏi lựa chọn sự kiện ở dạng: p hay không P; b. Câu hỏi bộ phận: Thông tin chưa biết, cần biết ờ một bộ phận nào đó của câu. Sự chia cắt này cũng không họp lý, nặng về hình thức. Bởi vì, xét về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng, thông tin chưa biết trong câu hỏi toàn bộ thường nằm ở một bộ phận nào đó. Một phát ngôn, dưới góc độ hành vi ngôn ngữ , có trọng tâm thông báo của nó không phụ thuộc vào cấu trúc, mà phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. Trường hợp người hỏi có ý muốn người trả lời (lựa chọn) xác nhận hay phủ nhận toàn bộ sự kiện được nêu trong câu hỏi toàn bộ thưòng ]à khônơ thõng dụng. Do vậy, hai vấn đề nảy sinh sau đây cần được giải quyết: (i)'Có thể dựa vào thòng tin chưa biết đế qui tất cả các câu hỏi vào phạm trù lựa chọn hay không? (ii) Có những dạng lựa chọn nào trong câu hỏi? Đây chính là nội dưng chủ yêu của mục 1.3.4.2 và 1.3.4.3 dưới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)