Những tương đổng và khác biệt giữa biểu thức che chắn trong tiếng Anh và tiêng Việt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 87)

3.3.2.Phương tiện thể hiện thông tin về cảnh huống.

3.3.3.3. Những tương đổng và khác biệt giữa biểu thức che chắn trong tiếng Anh và tiêng Việt.

Quan sát kỹ các ví dụ trên, có thể thấy những tương đồng và khác biệt giữa tiếnơ Anh và Việt như sau:

+ T ư ơng đồng:

(i) Tất cả những ví dụ trên đều chỉ ra một cách rõ nét rằng các “biểu thứ c rào đón ” phản ánh ý thức, sự tôn trọng các phương châm hội thoại của người nói . Thông qua các hình thức ngôn ngữ này, người nói muốn bày tỏ sự hợp tác hội thoại tới người được hỏi.

(ii) Nội dung tường giải gắn với mục đích sử dụng trong các biểu thức này của hai thứ tiếng là đồng nhất và thường liên quan đến mức độ chính xác của thông tin được đưa ra trong câu hỏi.

(iii) Những biểu thức này của hai thứ tiếng đều có thể xuất hiện ờ những vị trí như nhau trong cấu trúc cú pháp của câu hỏi. Vị trí ưa dùng là đầu câu. Vị trí này phản ánh đích ngữ dụng của hành vi ngôn ngữ đang được thực hiện, phản ánh mong muốn thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc hợp tác hội thoại của người hỏi trước khi đưa ra nội dung cần hỏi.

(iv) v ể cấu trúc, những biểu thức này có thể tổn tại ờ hình thức mệnh để có thành phẩn động từ chia theo ngôi và số của thành phần chủ ngữ (finite clause) hoặc ở hình thức cụm động từ có động từ trung tâm không biến đổi hình thức theo ngôi và sỏ của chủ ngữ (nonfinite verb phrase).

(v) Phương tiện I g u ess / 1 th in k (T ô i đoán / Tôi nghĩ) trong cả tiếng Anh và Việt đều thường xuất biện trong câu đứng trước câu hỏi, tạo văn cảnh (co-text) phù hợp cho sự xuất hiện của câu h ỏ i .

+ Khác biệt:

(i) Trong tiếng Anh, trên văn tự, trước chữ “b u t” luôn có dấu phẩy (,). -Quy ước này không nghiêm ngặt trong tiếng Việt.

(ii) Trong câu hỏi tiếng Việt chứa đựng các phương tiện này, thường xuất hiện các tiểu từ tình thái biểu thị sự phân biệt tinh tế của ngưòi hỏi đối với hiệu lực tại lời và mượn lời của hành vi ngôn ngữ hỏi. Trong tiếng Anh, sự phân biệt này được hiện thực hoá bằng ngôn điệu.

Kiểu loại thông tin ngữ dụng bổ trợ nói chung là phức tạp, đa dạng và có tính đặc thù riêng cho từng ngôn ngữ. Nếu không có cảm thức bâh ngữ thì không thể nhận biết được những nét khác biệt tinh tế của cùng một hình thức ngôn ngữ trong những hoàn cảnh nói nãng khác nhau. Cần phải có các công trình nghiên cứu, khảo sát cụ thể về lĩnh vực này trong từng ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi, tạo cơ sở cho việc đối chiếu song ngữ Anh -

Việt trong phạm vi đang xét với hiệu quả mong muốn. Nhũng vấn đề và những kết quả mà chúng tồi vừa trình bày, cổ thể nói, là sư cố gắng . là những bước di thử nghiêm đáu tiên trong dia hat này.

3.4. TIỂU KẾT.

3.4.1. Hỏi và đáp là hai mặt thống nhất, thể hiện trên nhiều bình diện: chức nãno giao tiếp, nhận thức, khung tình thái, hình thức cấu trúc, nội dung mệnh đề, v.v... Thông tin ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi được biểu hiện bằng các tác tử chuyên dụng như là những phương tiện để người hỏi chính xác hoá ý đồ giao tiếp, chính xác hoá việc gắn câu hỏi với hoàn cảnh đối thoại cụ thể và định hướng xử lý thông tin ở người đối thoại.

3.4.2. Trong câu hỏi của tiếng Anh và tiếng Việt đều có các phương tiện đa dạna chuyên tải các loại thông tin ngữ dụng bổ trợ : thông tin về vai trò cùa những người tham gia giao tiếp; thông tin định hướng trả lời; thông tin về các đặc điểm của cảnh huống (chu tố). Các “biểu thức che chắn” (hedges) như là phương tiện ngữ dung bổ trợ cung cấp thõng tin về mối liên hệ giữa chủ thể phát ngôn và nội dung được truyền báo ờ câu hỏi trong mối tương quan với hoàn cảnh giao tiếp là hiện tượng ]ý thú tổn tại ờ cả tiếng Anh và tiếng Việt với nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt về kiểu loại phưong tiện biểu hiện, phương thức và mức độ gắn kết với nội dung cần được truyền báo, với ý thức của chủ thể phát ngôn trong họp tác hội thoại và, ở một mức độ nhất định, thể hiện sự tòn trọng thế diện (face) của những người tham gia đối thoại.

3.4.3. Sự khác biệt lớn nhất giữa câu hỏi tiếng Anh và tiếng Việt phương diện các phương tiện biểu thị thông tin tình thái bổ trợ là:

+ Trong tiếng Việt, thông tin tình thái bổ trợ thường được chuyển tải chủ yếu bang các tiểu từ tình thái đóng chức nãng như những tác tử tình thái bổ trợ. Các tấc tử này mang những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng tinh tế, đa dạng, uyển chuyển và là nét đặc thù của tiếng Việt.

+ Trong tiếng Anh, không có những tiểu từ tình thái tương ứng. Những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng này, trong tiếng Anh, được biểu thị một cách thống hợp bằng con đường chính là ngôn điệu, kết họp với các từ tình thái, thành phần hô gọi, sự bất thường về quy tắc ngữ pháp và sự vi phạm các nguyên tắc hội thoại.

PHẨN C:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)