Trước hết, cần phải nói rằng, trọng tâm nghiên cứu của chuyên khảo là tập trung vào hành vi hỏi. Nhưng, công việc này khó có thể dược thưc hiện tốt nếu không đặt nó vào trong mối quan hệ thường trực với hành vi trả lời, vì hỏi và trả lời luôn gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động giao tiếp đối thoại. Tiến sĩ Lê Đòng, trong công trình của mình [31], đã trình bày một cách hệ thống và biện chứng mối quan hệ giữa hỏi và trả lời / đáp. Mối quan hệ này có thể được hình dung như sau: Hỏi chính danh muốn lấy trả lời làm hiệu quả của hành vi, làm lý do để tồn tại. Không mấy ai đưa ra câu hỏi nếu như biết chắc là sẽ không nhận được câu trả lời, đáp hoặc các tín hiệu phản hồi (feedback). Trả lời xuất hiện là do hỏi. Nội dung của trả lời là phần còn chưa rõ nên bị bỏ trống ờ hỏi. Nói tóm lại, hỏi và trả lời giả định sự tồn tại cho nhau vì hỏi là phương thức tìm kiếm kiến thức, còn trả lời là phương thức cung cấp kiến thức. Hỏi thường nắm vai trò chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp. Bên trong mối quan hệ này chứa dưng rất nhiéu vấn đề liên quan đến quy tắc tổ chức câu hỏi và câu trả lời hay nói cách khác là quy tắc tổ chức liên kết đối thoại: hỏi cái gì thì trả lời cái ấy,... Mối quan hệ này cũng chứa đựng những kiểu tương tác ngữ nghĩa - ngữ dụng hết sức đa dạng, có tính đặc trưnq cho các hành vi giao tiếp. Hỏi và trả lời là các hành vi thể hiện rõ nhất mối quan hệ giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Bởi lẽ, các hành vi ngôn ngữ khác như mệnh lệnh, cam kết, khẳng định, biểu cảm thườns không đòi hỏi một "phản ứng” bằng lời . Có thể nói rằng, ngoài hỏi và trả lời, người ta khó có thể tìm ờ các loại hành vi ngôn ngữ khác sự tương tác chặt chẽ về phương diện ngữ nghĩa - ngữ dụng như vậy. Do đó, nghiên cứu hành vi hỏi trong mối tương quan có tính thường trực với hành vi trả lời là một điểu hết sức cần thiết. Bằng cách đó, có thể phát hiện, phân tích một cách đầy đủ các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dung liên quan đến hành vi hỏi.