KHÁI NIỆM THÔNG TIN NGỮ DỤNG Bổ TRỢ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 44)

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày mối quan hệ giữa khung tình thái và khung mệnh đề trong câu hỏi dưới góc độ hành vi ngôn ngữ. Từ cách nhìn có tính ẩn dụ của T. Givón

(“Tinh thái phát ngôn kết hợp với mệnh đề có thể giống như cái vỏ ốc bao chứa con ốc nhưng không can hại đến phần cốt lõi ở trong.,.”)[1 13], chúng ta có thể rút ra một nhận xét thú vị, theo logic diễn đạt trong câu nói trên, ]à cơ thể sống của con ốc phải nưong tựa vào vỏ ốc mới sống được, cũng giống như phần cốt lõi của câu phải dựa vào tình thái mới trờ thành một chiết đoạn của diễn ngổn.

Theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ thì có ba điển dạng / nguyên mẫu (Prototypes) hành vi chủ yếu: (1) Declarative (tường giải) => Declarative speech acts; (2) Interrogative (hỏi) :=> Non-declarative speech acts; (3) Imperative (cầu khiến) => Non-declarative speech acts. Sờ dĩ có sự xếp chung (2) và (3) vào một phạm trù, trong thế đối lập lưỡng phân với (1), là vì khấc vói (1), (2) và (3) không quan tâm đến những giá trị có tính đúng/ sai mà xu hướng chủ yếu cùa chúng là thiết lập nên “động cơ thúc đẩy“ (motivation) qua lại giữa những người tham gia giao tiếp. Như vây, xét theo mô hình “ kích thích - phản ứng” có phần đom giản hoá của thuyết hành vi ngôn ngữ, thì chúng là kiểu loại có tính điển hình hơn (1). Như là hệ quả, các kiểu ý nghĩa tình thái ngữ nghĩa - ngữ dụng có thể đi kèm với (2) và (3) thông dụng và phong phú hơn(l), trừ một bộ phận có tính mệnh lệnh ở (3). Các phát ngôn là thành phẩm của hành vi ngôn ngữ với nội dung là sự xử lý tổng hoà các mối quan hệ thuộc về hệ thống ngôn ngữ và phi ngôn ngữ quy định cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của câu như: các kiểu quan hệ xác định giữa người nói - người nghe, phát ngồn và thực tại được phản ánh. Phát ngôn luôn được sản sinh trong những tình huống cụ thể. Cấu trúc nghĩa của câu luôn đựơc cụ thể hoá, chính xác hoá bằng hàng loạt sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng đa dạng, đan bện vào nhau. Cấu trúc nghĩa của câu thực sự là kết quả của sự xử lý thông tin đa dạng, đa chiều do nhu cầu định hướng, tương thích của chủ thể phát ngôn với mục đích giao tiếp và vị trí của câu trong diễn ngôn. Những sắc thái ngữ nghía - ngữ dung da dang dó dươc lăp di, lãp lai bằng các phương tiên ngôn ngữ nhất dinh dươc goi là thông tin ngữ dung bổ trơ của hành vi ngôn ngữ. Trong pham vi các câu hỏi, những thống tin tình thái dãc trưng di kèm với hành vi hỏi dươc lăp di lăp lai bằng những phương tiên nhất đinh tao nên mốt sư ổn dinh vé măt ngữ dung có tính chuyên biẽt cao sẽ dươc xem như là những thống tin ngữ dung bổ trơ của hành vi hỏi. Những phương tiện chuyển tải thông tin ngữ dụng bổ trợ có thể xuất hiện ở nhũna câu hỏi khác nhau hoặc chỉ xuất hiện ở một loại câu hỏi nhất định. Chức năng co bản của chúng là làm phương tiên bổ trơ, giúp người hỏi thể hiên sư dinh vi chính xác vi trí cùa mình trong hê thống những mối quan hê đa dang giữa chủ thể phát ngón, chu thế tiếp nhãn, vãn

cảnh (co-text) và cảnh huống (context of situation). Sự sinh động, linh hoạt, chính xác hay nói một cách khái quát hơn là, hiệu quả của cáu hỏi như một công cụ cùa tư duy, phươno tiện của giao tiếp có được là nhờ rất nhiều ở các phương tiện ngữ dụng bổ trợ. Những phương tiện này thường được gọi là những tác tử ngữ du n g bổ trợ.

1.7. TIỂU KẾT.

1.7.1. Hành vi ngốn ngữ là một phạm trù phổ quát của quá trình giao tiếp thực tế bằng ngôn ngữ của toàn thể nhân loại. Vấn đề ngữ nghĩa - ngữ dụng liên quan đến hành vi hỏi (+ trả lời) mang tính phổ quát, và đấy cũng chính là một trong những cơ sở lý thuyết cho công trình này. Việc sản sinh câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt bị chi phối, bị quy định bởi rất nhiều nhân tố. Những nhân tố này có thể quy thành hai loại:

+ Nhân tố bên ngoài : Ý đồ giao tiếp, chiến lược giao tiếp, nãng lực giao tiếp của chủ thể, tính chất của chủ đề giao tiếp, những đặc điểm cá nhân và xã hội của những người tham gia giao tiếp (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, cá tính,... ) cùng với sự khả biến của ngữ cảnh, của chủ đề giao tiếp luôn vận động, thay đổi;

+ Nhân tố bên trong: Tính đa dạng, phức tạp của các loại nội dung mệnh để và của các phạm trù tình thái luôn nằm trong sự tương tác ở các kiểu câu hỏi (lựa chọn hiển ngôn, lựa chọn ngầm ẩn, không lựa chọn), cách thức xây dựng trọng tâm thông báo, vai trò của TGĐ, sự dung hợp đan xen của các chu tố (circumstances), ...

1.7.2. Hành vi hỏi là loại hành vi điển hình trong quá trình tương tác bằng lời, xét theo mô hình "kích thích - phản ứng". Với tư cách là một hành vi có tính hướng đích cụ thể, hành vi hỏi luôn nằm trong thể thống nhất biện chứng với hành vi trả lời; Sự thống nhất này được thể hiện chủ yếu qua các bình diện: a. Chức năng (giao tiếp và nhận thức); b. Ngữ nghĩa - ngữ dụng (sự tương ứng về nội dung mệnh đề, về khung tình thái, cấu trúc thông báo). Do đó, cần phải nghiên cứu hành vi hỏi trong mối tương quan thường trực đối v ớ i hành v i trả l ờ i . Trục ngữ nghĩa - ngữ dụns CO' bản của câu hỏi là TGĐ và thóns tin chưa biết - cần biết. Sự tương họp giữa nội dung mệnh để và khung tình thái mục đích phát ngôn tạo nên tính thống nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi. Việc chỉ ra những nét chung và riêng về tình thái trong câu hỏi tiếng Anh và tiếng Việt là hai nhiệm vụ song hành mà luận án hướng tới. Hỏi và trả lời là một thể thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập. Do đó, khi phân tích đối chiếu, hành vi hòi cần được xem xét trong mối tương quan, tương tác với hành vi trả lời.

1.7.3. Những phân tích sơ bộ trong chương này cho thấy, giữa hành vi hỏi trong tiếng Anh và Việt, có nhiều điểm tương đồng, mà chù yếu là trên các bình diện sau đây: a.Các phạm trù tình thái cơ bản đều có tính đồng nhất. Những khác biệt chủ yếu nằm ở nói dung chi tiết, hoạc hình thức biểu hiện. Do đó, vấn đề quan trọng nổi lên hàns đầu là phải phát hiện và mô tả, khái quát, hệ thống hoá được những nét khác biệt này; b. Cấu trúc nội dung mệnh đề, cấu trúc nội dung thông báo, trọng tâm thông báo, tiền giả định là những vấn để ngữ nghĩa - ngữ dụng có tính phổ quát, loại hình. Đây là những nội dung rất quan trọng cần được xem xét cụ thể để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đối chiếu; c. Hỏi và trả lời là mối quan hệ có tính cộng tác chặt chẽ. Việc tìm hiểu cụ thể hơn về mối quan hệ tương tác giữa chúng trên tất cả các mặt cấu trúc mệnh để, cấu trúc thông báo, tình thái, sẽ đưa lại những nhận thức quan trọng trong việc hình thành ]ý thuyết hỏi và trả lời, hình thành chiến lược giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao trong biên dịch, phiên dịch, dạy - học tiếng Anh và Việt. Đồng thời, việc nghiên cứu các mối quan hệ này cũng giúp ích cho quá trình nghiên cứu ở phạm vi liên kết đối thoại - một phạm vi nghiên cứu tương đối mới mẻ ở Việt

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỬ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)