Khái niệm lý thuyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 124 - 126)

I (hereby) Vj, you that (U)

1.Khái niệm lý thuyết.

1.1. N gữ dụng học .

Thuật ngữ này thường được gọi là dụng học, có gốc từ tiếng Hy lạp với nghĩa “cỏno việc” “hành động” do môt trong những người sáng lập ra ngành ký hiệu học là Ch. Morris đề xướng. Đi theo những tư tưởng của Ch. Peirce, Ch. Moris đã phân ký hiệu học thành : + Nghĩa học : học thuyết về quan hệ giữa các ký hiệu với khách thể hiện thực.

+ Kết học : học thuyết về quan hệ hình thức giữa các ký hiệu.

+ Dụng học : học thuyết về ký hiệu với người phân giải chúng, tức là người sử dụng hệ thống ký hiệu. Như vậy, dụng học nghiên cứu về hành vi của người sử dụng ký hiệu tronrr quá trình giao tiếp thực tế.

Có thể nói rằng, dụng học đã đáp ứng được cách tiếp cận tổng họp đối với ngôn ngữ. Nó khấc phục được những hạn chế của một thời kỳ mà châm ngôn vể tính khu biệt đã trờ thành hòn đá tảng của ngôn ngữ học cấu trúc: Đó là việc tập trung mô hình hoá ngôn ngữ như là một hệ thống tự có đầy đủ các bất biến thể - các âm vi và hình vị được tao thành bằng những đặc trưng khu biệt và chi bằng những đặc trưng đó mà thôi.

Với sự xuất hiện của dụng học, khoảng cách giữa ngôn ngữ và đời sống bắt đầu được rút ngắn lại qua việc người ta nhận thúc được rằng không chỉ ngôn ngữ vẽ lên bức tranh phác thảo về thế giới m à đời sống cũng cho chìa khoá để hiểu nhiều hiện tượng của nsỏn ngữ và lời nói. Chiều thứ hai của mối quan hệ này đã trở thành quyết định đối với các công trình nghiên cứu dụng học.

“Ngữ cảnh” nằm trong mối quan hệ bổ sung với “hành vi ngôn ngữ”. Sự tương tác giữa hai khái niệm này tạo thành cốt lõi của các công trình nghiên cứu dụng học. Việc trình bày các quy tắc của sự tuơng tác này cũng là nhiệm vụ chính của dụng học, Bởi vì những người giải thuyết các ký hiệu là những cơ thể sống, cho nên việc nêu đặc trưng đầy đủ cùa dụng học sẽ là chỉ ra quan hệ của ký hiệu với các bình diện sinh học của hiện chứng. Nói cách khác, là mối quan hệ với tất cả các hiện tượng tâm lý học, sinh học, xã hỏi học được nhận thấy qua sự hành chức của ký hiệu [Ch. Morris - “Những cơ sớ lý thuyết vi’ ky hú'II • Dẫn theo “N guồn gô'c, vủìì dê vù phạm trù ảtư ngữ dung học" - Bản dịch cua \ iện ngón ngữ].

1.2. N g ữ cảnh (context).

Khái niệm này, dưới góc độ dụng học, được hiểu không chỉ là mối liên quan định vị trong ván bản, trong không gian, thời gian giao tiếp mà bao gồm cà những mối quan hệ với chù thể, người tiếp nhận, với vốn tri thức nền và ý kiến của họ, với mục đích, định hướn° <nao tiếp, tiền giả định,... Tổng thể các nhân tố này tạo thành bức tranh đa dan" về n<nì cảnh Từ “tổng thể” ở đây được hiểu là mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố, chảna hạn như mối quan hệ giữa người nói và người nghe với tất cả các đặc trưng như giới tính lứa tuổi trình độ học vấn, tính chất cùa mối quan hệ, vị thế xã hội, gia đình,...

Vai trò của ngữ cảnh và sự phân tích ngữ cảnh là rất quan trọng đối với dụng hoc. Có thể nói rằng chính ngữ cảnh mờ ra con đường di vào dụng hoc và dons thời đảm bào cho dụng học một sứ mệnh tổng hợp.

1.3. Hành vi ngôn ngữ (speech act).

Việc quan niệm ngón ngữ trước hết là một công cụ để thực hiện hoat đông hướng dích nào đó đã khiến người ta quan tâm tới khả năng làm công cụ cùa các phát ngòn và đã mang đến cho chúng ý nghĩa có tính chất “hành vi” . Khái niệm “hành vi ngón ngữ” bắt đầu bằng những công trình của Austin [Austin - Philosophical papers', Oxford Clarendon press, 1961] và được nhiều nhà ngôn ngữ học theo trường phái chức năng sử dụng trong các công trình nghiên cứu. Trong quá trình giao tiếp, các phát ngón được xem như những hành vi ngôn ngữ được người nói (chủ thể phát ngôn) dùng để tác động vào ncười nghe (chủ thể tiếp nhận), nhằm tạo ra các phản ứng nào đó từ phía người nghe. Cách tiếp cận này dẫn đến việc ý nghĩa được quan niệm như là thành phần của quan hệ nhân quà trong mò hình “kích thích - phản ứng” . Ý nghĩa được xem xét từ góc độ khả nãng của nó tác động đến người tiếp nhận, gây nên ở người đó một phản ứng tâm lý hồi đáp nào đó [Skinner, B.J - V erbal behaviour, N.Y, 1957].

Khái niệm “hành vi ngôn ngữ ” nói lên tính bị chê định (sự lệ thuộc vào các quy tắc, quy ước sử dụng) và tính có muc đích rõ rét của ngôn ngữ. Hệ quả là sự dụng học hoá khái niệm ý nghĩa, gắn ý nghĩa với quy tắc sử dung hay nói cách khác là ngữ pháp hoá ý nghía. Sự dụng học hoá ý nghĩa này dẫn đến hệ quả là nghĩa của phát ngôn đã bãt đầu được COI là không thể tách khỏi ngữ cảnh (hoàn cảnh ) dụng học, còn ý nghĩa của nhiều từ thì đưọc bát đầu định nghĩa qua việc chỉ ra mục đích giao tiẽp của hành vi ngôn ngữ.

Mục đích là do con người đặt ra và có thể thay đổi nó. Phát ngôn như một hành vi với [oàn bộ phổ mục đích giao tiếp có thể có của nó được thể hiện trong đối thoại. Đói thoai lệ thuộc vào tâm lý trong những quan hệ liên nhân. Nó phu thuộc trực tiép vào các nhãn tó

xã hội. Những người tham gia giao tiếp trong đơn thoại hoặc đa thoại đóng những vai nhất định quy định các mô hình hành vi ngôn ngữ. Vì vậy, lẽ tự nhiên là, chính hình thức tòn tại này của ngôn ngữ là tư liệu để trình bày các quy tắc giao tiếp. Sự đi chệch các quy tấc này sẽ quy định các ý gián tiếp của phát ngôn đã được quy ước hoá và phi quy ước hoá. Ví

dụ : A- Anh có tiền không?; B- Lại hỏi lược Iilià sư rói.

Các thành tố phi quy ước hoá trong ý nghĩa của hành vi ngón ngữ là đáng quan tàm đối với dụng học. Theo cách hiểu hẹp về những nhiệm vụ cùa dung học. đòi khi imrời ta giới hạn đối tượng nghiên cứu của nó là các ý phi quy ước.

Liên quan trực tiếp đến khái niệm hành vi ngôn ngữ là khái niệm “chủ thể phát n"ôn” Khái niệm này bao chứa nhiều nhất những vấn đề cần yếu của dụng học. Chính việc hướng tới tác giả của phát ngôn đã chứng tỏ sự phân tích từ ý nghĩa tĩnh sang nội duns biến động của phát ngôn. Cùng với sự chuyển biến này, con người như một phức thể tâm lý đã trờ thành trung tâm tổ chức của “không gian ngữ nghĩa”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 124 - 126)