Sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang (Trang 27)

9. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt

Hiện nay, Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên mơi trường mạng internet, cung cấp dịch vụ 100% thơng qua mơi trường mạng và mơ hình kết hợp giữa hệ thống NHTM truyền thống và điện tử hĩa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mơ hình này.

Từ năm 1994, VCB triển khai dịch vụ Home banking. Đến năm 1999, VCB thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2010.

Đến tháng 12/2002, ngân hàng Cơng Thương triển khai dịch vụ này. Cĩ thể nĩi từ năm 2000 trở về sau này, những sản phẩm mang dấu ấn ngân hàng hiện đại mới được hình thành. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã mở các website riêng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lãi suất tiền gửi cĩ kỳ hạn, ...

Tháng 3 năm 2001, ACB khai trương dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking) thơng qua mạng Intranet. Để làm nghiệp vụ này ACB đã hợp tác với cơng ty phát triển phần mềm và truyền thơng VASC ký kết “ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”, khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với ngân hàng. VASC bảo mật và bảo đảm an tồn các chữ ký điện tử trong thanh tốn cho khách hàng. Từ cuối năm 2002, VASC cũng đã phối hợp với ACB phát triển và đưa vào thử nghiệm dịch vụ Mobile banking. Bắt đầu từ ngày 01/8/2003 dịch vụ này chính thức được đưa vào hoạt động qua số 997. Theo đĩ, tất cả khách hàng cĩ điện thoại di động và mở tài khoản tại ACB được cấp mã số truy cập và mật khẩu là cĩ thể thanh tốn tiền hàng hĩa và dịch vụ ở bất kỳ nơi nào cĩ phủ sĩng điện thoại di động.

Cùng với ACB và VCB các NHTM cổ phần khác như Đơng Á, Eximbank, Phương Nam, Sacombank, ....cũng đã nổ lực triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet banking, Telephone banking, Mobile banking, Home banking, SMS banking...để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Tĩm lại, với việc ứng dụng CNTT hệ thống ngân hàng trong nước đã cĩ những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại mức độ ứng dụng CNTT chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ mới dừng lại ở mức cung cấp các thơng tin về tài khoản, các thơng tin dịch vụ của ngân hàng cịn các giao dịch thực thụ vẫn chưa được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện và lợi thực sự để đủ sức thuyết phục mọi người sử dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)