9. Kết cấu của đề tài
3.1.1.2 Chiến lược sản phẩm dịch vụ
a. Sản phẩm dịch vụ cá nhân, doanh nghiệp
- Đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tài chính theo định hướng ngân hàng bán lẻ áp dụng cơng nghệ tiên tiến; Tăng cường hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các đối tác chiến lược và các cơng ty thành viên trong hệ thống chung Vietcombank, nhằm cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gĩi với giá thành hợp lý.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hàng đầu trong nước và khu vực cận biên.
- Tạo sự khác biệt trong sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cũng như nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng.
- Tập trung phát triển dịch vụ khách hàng nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ từ 25% trở lên trên tổng thu nhập vào năm 2020.
b. Hoạt động kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại hối
- Quản lý vốn tập trung. Tiếp tục áp dụng mơ hình quản lý nguồn vốn, thanh khoản tập trung tại Vietcombank TW và giao cho Phịng Kinh doanh Vietcombank Nha Trang chịu trách nhiệm quản lý. Cơ chế lãi suất điều hịa vốn nội bộ sẽ được xây dựng linh hoạt theo sát với tình hình biến động lãi suất thực tế trên thị trường và cấu trúc tài sản Nợ và tài sản Cĩ của Vietcombank Nha Trang trong từng thời kỳ.
- Xây dựng sản phẩm và dịch vụ kinh doanh mới dựa trên nguyên tắc hướng về khách hàng. Vietcombank Nha Trang sẽ xây dựng danh mục bao gồm nhưng khơng giới hạn các sản phẩm kinh doanh tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường khả năng bán chéo các sản phẩm và dịch vụ. Thơng qua mạng lưới các Phịng giao dịch mở rộng, cơ sở khách hàng và nguồn vốn lớn, ổn định để thực hiện bán chéo các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh tiền tệ.
- Đa dạng hĩa nguồn vốn huy động thơng qua chuyên nghiệp hĩa và nâng cao năng lực huy động vốn bán buơn của Vietcombank Nha Trang. Bên cạnh việc ổn định và phát triển thị trường huy động vốn từ tổ chức, dân cư, Vietcombank Nha Trang sẽ
từng bước chuẩn hĩa hoạt động huy động vốn bán buơn từ thị trường vốn nội địa và thị trường vốn quốc tế.
- Hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và các rủi ro khác. Để đảm bảo chất lượng hoạt động kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại hối, Vietcombank Nha Trang sẽ thiết lập hệ thống quản trị rủi ro liên quan biến động tài sản Nợ - tài sản Cĩ như thanh khoản, lãi suất, rủi ro ngoại hối đáp ứng tiêu chí an tồn và phát triển bền vững.
c. Chiến lược kênh phân phối (mạng lưới)
Trong giai đoạn 2012-2020, chiến lược phát triển mạng lưới của Vietcombank Nha Trang tập trung: củng cố hệ thống mạng lưới hiện hữu, song song phát triển hợp lý hệ thống các điểm giao dịch mới để mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường và gia tăng thị phần.
d. Chiến lược cơng nghệ ngân hàng
Cơng nghệ thơng tin cĩ ảnh hưởng rất lớn đối với sự tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Việc hồn thiện các ứng dụng ngân hàng lõi, việc đảm bảo hạ tầng cơng nghệ thơng tin cho hoạt động ổn định và liên tục của Vietcombank Nha Trang là điều kiện tiên quyết.
Vì vậy, chiến lược cơng nghệ ngân hàng từ 2012-2020 đặt ra các mục tiêu:
+ Ngân hàng điện tử: làm địn bẩy trong việc nâng cao dịch vụ khách hàng đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng điện tử và các kênh thơng tin điện tử.
+ Khai thác dữ liệu (data warehouse) nhằm phát huy thế mạnh cơng nghệ qua việc khai thác thơng tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau.
+ Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) sẽ giúp nâng cao năng suất của đội ngũ bán hàng cũng như giúp quản lý và đánh giá khách hàng một cách hiệu quả hơn.
+ Hệ thống thơng tin quản trị (MIS) để nâng cao chất lượng thơng tin quản lý cho quản trị Tài sản Nợ - Tài sản Cĩ, kiểm sốt chi phí, khả năng sinh lời (ở cấp độ tồn hàng, chi nhánh, phịng ban, khách hàng và sản phẩm), và để đảm bảo việc các đơn vị kinh doanh sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho việc mở rộng quy mơ kinh doanh sắp tới. Năng lực quản lý rủi ro sẽ được nâng cao để đảm bảo chất lượng tài sản của Ngân hàng.
− Kinh doanh tiền tệ hỗ trợ kiểm sốt được các rủi ro liên quan (tỉ giá hối đối, lãi suất, thị trường, thanh tốn, đối tác, tín dụng,vị thế…).
− Trung tâm dịch vụ/hỗ trợ khách hàng (contact center) để cĩ thể bán hàng từ xa (điện thoại, email...) cũng được xem là chọn lựa hiệu quả về mặt chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và trong việc hỗ trợ của Chi nhánh và các Phịng giao dịch.
− Các dự án khác: trong những năm tới, chiến lược mục tiêu cơng nghệ của Vietcombank Nha Trang cũng tập trung vào các ứng dụng phát triển hoạt động quản lý kinh doanh như tài trợ thương mại, tín dụng, rủi ro, nhân lực…
e. Chiến lược nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành cơng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng. Trước yêu cầu ngày càng cao về việc đáp ứng đội ngũ cán bộ nhân viên và trong thời kỳ hội nhập quốc tế (WTO), một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng, đầy đủ, chất lượng và mang tính thực tiễn cao là cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đĩ chiến lược nguồn nhân lực đặt ra các mục tiêu sau:
− Mục tiêu chung: mơi trường làm việc tại Vietcombank Nha Trang phải luơn thể hiện sự chuyên nghiệp và lý tưởng nhất của Việt Nam.
− Mục tiêu cụ thể:
+ Cung cấp đầy đủ số lượng nhân sự gồm nhân viên, chuyên viên và cán bộ quản lý cho hoạt động kinh doanh và phát triển.
+ Xây dựng các cơng cụ, hệ thống quản trị nguồn nhân lực phục vụ tối đa cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Xây dựng một mơi trường làm việc chuyên nghiệp, mang tính khuyến khích, động viên cao để giữ và thu hút người tài.
+ Nâng cao năng suất làm việc để đáp ứng yêu cầu phát triển, gĩp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.