Cảnh báo tai biến lũ lụt đoạn trung l−u sông Ngọn Thu Bồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 126)

III IV V VI VII V IX XXI

d. ảnh cây cầu Bầu Tai bị phá hủy do hiện t−ợng ngọn lũ xoáy năm 1998.

4.3.3. Cảnh báo tai biến lũ lụt đoạn trung l−u sông Ngọn Thu Bồn

Việc cảnh báo tai biến lũ đ−ợc thực hiện trên phạm vi thuộc phần trung l−u sông Ngọn Thu Bồn, đoạn từ thị trấn Tân An đến xã Duy Thu (Duy Xuyên), nơi có nhiều dân c− tập trung sinh sống dọc theo hai bên bờ sông. Để cảnh báo, chúng tôi đã tiến hành lập bản đồ địa mạo chi tiết theo nguyên tắc nguồn gốc - lịch sử cho đoạn trung l−u từ TT. Tân An (Hiệp Đức) đến xã Duy Thu (Duy Xuyên) (hình 4.13). Việc đo vẽ các bậc thềm, bãi bồi và khôi phục lại các lòng sông cổ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng bản đồ địa mạo phục cảnh báo tai biến lũ ở đây.

Phần trung l−u sông Ngọn Thu Bồn tính từ thị trấn Tân An, có địa hình đáy thung lũng mở rộng, cấu tạo bởi một bề mặt pediment thung lũng cổ nghiêng thoải về phía lòng sông, tiếp đến là các thế hệ thềm sông I, II, III, các bãi bồi hẹp và bãi cát ven lòng. Phân bố dọc hai bên thung lũng chủ yếu là các s−ờn xâm thực rửa trôi bề mặt dốc trên 200 phát triển trên đá trầm tích của hệ tầng Nông Sơn và đá biến chất của hệ tầng Núi Vú - các đá, đặc biệt là của hệ tầng Nông Sơn có chứa than, khi bị phong hoá đều rất nhạy cảm với quá trình tr−ợt lở. Các bề mặt s−ờn bị chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống các khe rãnh xâm thực- nơi mà dọc theo đó vào mùa m−a hiện t−ợng tr−ợt lở đất th−ờng xảy ra. Một mặt, chúng cung cấp vật liệu cho dòng lũ, mặt khác, cũng tạo tiền đề cho sự phát sinh lũ quét-bùn đá.

Thung lũng sông có nhiều đoạn bị thắt hẹp, mở rộng do sự phát triển của cấu trúc địa chất có ph−ơng vuông góc với dòng chảy sông. Có những nơi, nh− tại đoạn Hòn Kẽm- Đá Dựng, thung lũng bị thắt hẹp đến tối đa, đáy lộ trơ đá gốc, hai bên là s−ờn vách đổ lở dốc 30-450 có chỗ hơn 450 phát triển trên đá biến chất của hệ tầng A V−ơng và đá granit, gabrodiorit của phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (ảnh 4.17). Đây là những vị trí dễ bị tắc nghẽn vào mùa m−a lũ nhất do các vật liệu bị sập đổ xuống từ hai bên s−ờn và các vật liệu đ−ợc đ−a theo dòng lũ từ phía trên xuống. Dấu vết của vạt lũ tích rất lớn đ−ợc cấu tạo bởi những khối tảng hỗn độn không đ−ợc mài tròn nằm kéo dài hai bên bờ sông đã minh chứng cho điều đó (ảnh 4.18).

Trên bản đồ địa mạo phục cảnh báo tai biến lũ, chúng tôi thể hiện rõ không gian của các khu vực có nguy cơ chịu ảnh h−ởng khác nhau của dòng lũ, các trục động lực dòng chảy trong lũ và các tai biến lũ có thể gây ra nh− các hiện t−ợng xói lở, bồi lấp địa hình. Bên cạnh đó còn có các chỉ dẫn cho những khu vực có nguy cơ phát

116

sinh tr−ợt lở tạo dòng lũ quét - bùn đá, các đoạn thung lũng sông có thể bị nghẽn tắc vào mùa lũ. Các cụm dân c− đang nằm trong phạm vi nguy hiểm cần có công tác phòng tránh cũng đ−ợc thể hiện trên bản đồ (hình 4.14).

ở đồng bằng, các thềm sông th−ờng không bao giờ bị ngập lũ, trừ thềm bậc I có thể bị ngập bởi lũ lịch sử, nh−ng không đáng kể. ở phần trung và th−ợng l−u thì lại khác. Trên vùng th−ợng l−u do hoạt động chia cắt sâu mạnh, những đoạn sông còn bảo tồn đ−ợc các bậc thềm thì chúng cũng nằm ở độ cao lớn, không bị ảnh h−ởng của lũ quét. Nh−ng ở phần trung l−u nh− ở sông Ngọn Thu bồn, là nơi tập trung toàn bộ l−ợng n−ớc trên l−u vực dồn về tr−ớc khi đổ xuống đồng bằng, nếu cấu trúc thung lũng sông không thuận lợi cho khả năng tiêu thoát n−ớc thì ngay thềm bậc I cũng vẫn có thể chịu ảnh h−ởng của ngập lụt và dòng lũ quét. Điều này đã xảy ra trong trận lũ quét năm 1964 dọc theo sông Ngọn Thu Bồn. Bởi vậy, đối với những thôn, làng định c− trên các bậc địa hình này trong khu vực nghiên cứu cần phải có những biện pháp để phòng tránh và thoát hiểm. Một kết luận quan trọng khác cũng rất có giá trị trong việc cảnh báo để giảm nhẹ thiệt hại ở đây là diễn biến 2 pha của kiểu lũ quét vỡ dòng đặc tr−ng cho những sông suối lớn ở miền núi (xem mục 4.2.1.2 và 4.2.3)

4.3.4. ứng dụng các nghiên cứu địa mạo và GIS trong đánh giá tai biến lũ quét -

bùn đá l−u vực sông Thu Bồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 126)