Giai đoạn Neogen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 95)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.3.1. Giai đoạn Neogen

Sau một giai đoạn yên tĩnh kiến tạo khá dài với quá trình peneplen hoá vào Paleogen, đến đầu Miocen, do ảnh h−ởng của tách giãn Biển Đông, khu vực nghiên

cứu và lân cận bắt đầu chịu ảnh h−ởng của chế độ chuyển động kiến tạo phân dị, hình thành các thung lũng sâu cắt vào bề mặt san bằng Đông D−ơng tuổi Paleogen. Cuối Miocen giữa, chế độ kiến tạo yên tĩnh đã tạo điều kiện cho quá trình san bằng mở rộng đáng kể các thung lũng và trũng vừa thành tạo, hình thành một bề mặt san bằng rộng lớn xung quanh khối núi sót Ngọc Linh. Phần đỉnh của vòm xâm nhập phức hệ Bà Nà tại núi Xuân Thu có lẽ đã đ−ợc bóc lộ trong thời kỳ này. Di tích của bề mặt san bằng Miocen giữa hiện đ−ợc bảo tồn trên phần đỉnh cao 1200 - 1400m của khối núi Bà Nà. Địa hào Đại Lộc - Hội An cũng bắt đầu đ−ợc hình thành.

Đầu Miocen muộn là thời kỳ hoạt động khá mạnh mẽ của tân kiến tạo, đồng thời với chuyển động nâng khối tảng - vòm và khối tảng - địa luỹ để tạo nên khối núi Hải Vân, Đông Lâm, Hòn Tàu là sự phát triển tiếp tục của khối sụt địa hào Đà Nẵng - Hội An. Vào giữa Miocen muộn, sự yên tĩnh t−ơng đối tân kiến tạo đã dẫn tới hoạt động bóc mòn mạnh. Quá trình này mang đi một khối l−ợng vật liệu lớn, bóc lộ sâu hơn phần đỉnh của vòm xâm nhập Bà Nà và hình thành một bề mặt san bằng khá rộng trên khối xâm nhập này. Trũng Đại Lộc Hội An đ−ợc tích tụ trầm tích hạt mịn, giàu vật chất hữu cơ và vài lớp than mỏng.

Các hoạt động tân kiến tạo phân dị mạnh vào cuối Miocen muộn. Trong thời gian này, các khối tảng của vùng núi tiếp tục đ−ợc nâng lên và hoạt động phân cắt xâm thực sâu thống trị. Chế độ kiến tạo phân dị theo chu kỳ trong Pliocen đã dẫn tới hình thành hai bề mặt san bằng địa ph−ơng. Trũng địa hào Đại Lộc - Hội An tiếp tục tích tụ các trầm tích có tính phân nhịp với sự thay đổi t−ớng từ nón phóng vật ở phía tây - tây bắc (Đại Lộc, Thanh Quýt), t−ớng cửa sông ven biển (Vĩnh Điện) đến biển ven bờ (Cửa Đại - Bình D−ơng). Chuyển động nâng điều hòa kiến tạo dọc đới chuyển tiếp tây Đà Nẵng, Quế Sơn đã dẫn tới hình thành ở đây một cảnh quan đồng bằng bóc mòn giữa núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)