Hiện trạng tai biến lũ lụt trên l−u vực sông Thu Bồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 100)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

4.1. Hiện trạng tai biến lũ lụt trên l−u vực sông Thu Bồn

Dải đất Trung Trung Bộ nói chung, khu vực nghiên cứu nói riêng là nơi th−ờng xuyên chịu những ảnh h−ởng nặng nề của thiên tai, trong đó lũ là một trong những hiện t−ợng phổ biến và nghiêm trọng nhất.

4.1.1. Lũ ở vùng đồng bằng hạ l−u

Trong 20 năm trở lại đây, trên l−u vực sông Thu Bồn đã có hơn 20 lần xuất hiện lũ lớn trên cấp báo động 3 (bảng 4.1). Đối với vùng đồng bằng, lũ lụt trên phần hạ l−u sông Thu Bồn từ lâu đã trở thành hiện t−ợng quen thuộc và nổi tiếng.

Bảng 4.1. Số liệu mực n−ớc lũ và độ sâu ngập tại một số vị trí trên đồng bằng hạ l−u

sông Thu Bồn qua các đợt lũ lớn gần đây [25]

Đợt lũ

ái Nghĩa Câu Lâu Giao Thủy Hội An

Mực n−ớc (m) Độ sâu ngập tại Cầu Bình Long (m) Mực n−ớc (m) Mức ngập (m) tại ngã ba Vĩnh Điện Mực n−ớc (m) Mức ngập (m) tại cầu chìm Duy Xuyên Mực n−ớc (m) Mức ngập (m) tại ngã ba Nguyễn Thái Học-Bạch Đằng 1980 - - 5,41 1,30 - - - - 1982 - - - - - - 3,14 1,28 1983 10,76 3,80 5,23 1,15 - - - - 1984 - - 4,84 0,53 - - - - 1988 9,76 3,05 - - - - - - 1990 10,73 3,90 5,26 1,20 10,18 2,10 3,26 1,40 1992 9,92 2,65 4,42 0 9,59 1,55 - - 1993 - - - - 8,39 0,90 2,13 0,14 1994 - - - - 3,55 0 0,70 0 1999 10,27 - 5,23 - - - 3,20 -

Có thể nêu ví dụ trận lũ lịch sử từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 11 năm 1999 xảy ra sau những đợt m−a tập trung ngắn (24-36 giờ) làm cho hầu hết các sông trong vùng đều có mực lũ v−ợt quá mức báo động III từ 0,5 đến 1,0m.

Tại ái Nghĩa đỉnh lũ đã đạt đến cốt 10,27m, trên báo động 3 là 1,47 m, tại Câu Lâu - 5,23 m, trên báo động 3 là 1,53 m, tại Hội An - 3,21 m, trên báo động 3 là

90

là 1,51m, tại Cẩm Lệ - 4,28 m, trên báo động 3 là 2,58m. Thành phố Đà Nẵng bị ngập nặng, nhiều tuyến đ−ờng bị ngập từ 1- 1,5m. Các khu vực Hòa Cầm, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Hòa Vang... hoàn toàn bị tách biệt với trung tâm thành phố. ở Quảng Nam, các huyện ở đồng bằng hạ l−u sông Thu Bồn nh− Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An... đều bị ngập, nhiều đoạn đ−ờng quốc lộ 1A chạy qua đây bị ngập sâu gần 2m. Thời gian ngập lũ tại hầu hết các nơi đều kéo dài trên 5 ngày (hình 4.1). Mặt khác, lũ lụt còn tàn phá môi tr−ờng tự nhiên, gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển, hàng ngàn hecta đất canh tác bị cát bồi lấp. Các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An bị tàn phá và h− hỏng nặng.

Hình 4.1. Một phần bức ảnh Radarsat chụp khu vực ái Nghĩa, Điện Bàn ngày 7.11.99 (phần màu đen xẫm trên ảnh là vùng bị ngập n−ớc)

4.1.2. Lũ ở vùng trung và th−ợng l−u

Bên cạnh lũ và ngập úng ở vùng đồng bằng hạ l−u, trên những khu vực địa hình đồi núi ở phần trung và th−ợng l−u còn xuất hiện lũ quét và hiện t−ợng ngập lụt bất th−ờng. Đại C−ờng Đại Hòa Điện Ph−ớc ái Nghĩa Điện Ngọc điện bμn Duy xuyên đại lộc Hòa vang

Với đặc điểm địa hình nh− đã đ−ợc đề cập, có thể thấy hầu hết các l−u vực cấp thấp ở phần th−ợng l−u vực sông Thu Bồn đều có khả năng xuất hiện lũ quét. Vào mùa m−a lũ hàng năm, khi có các hình thế thời tiết đặc biệt nh− áp thấp hay bão thì trên địa bàn các huyện miền núi nh− Nam Trà My, Ph−ớc Sơn hay Nam Giang, Đông Giang đều có lũ quét. Do xảy ra th−ờng xuyên và ở những nơi hẻo lánh, địa hình hiểm trở, không có ng−ời dân định c− hoặc do đã đ−ợc biết rõ và có sự đề phòng, nên lũ quét kiểu này ít gây nguy hại. Tai biến lũ quét thực sự nguy hiểm khi chúng xảy ra bất ngờ trên những đoạn sông có cấu trúc đặc biệt thuộc l−u vực cấp cao hơn và là nơi có nhiều dân c− tập trung sinh sống. Những trận lũ quét điển hình nh− vậy phải kể đến tr−ờng hợp trên sông Túy Loan năm 1999, trên sông Vàng năm 2004 và trên sông Ly Ly, sông Ngọn Thu Bồn năm 1964.

- Lũ quét trên sông Túy Loan

Cuối tháng 11.1999, sau đợt m−a kéo dài với l−ợng m−a trên 1000mm lũ quét đã xảy ra trên sông Túy Loan. Khi xảy ra, mực n−ớc đã v−ợt lên cao hơn mặt đ−ờng nhựa tới 2,5m với động lực dòng chảy mạnh và bất ngờ, đã gây ra những tổn thất nặng nề cho ng−ời dân ở các thôn Ninh An 1 và Ninh An 3, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Và khi dòng lũ đổ về đồng bằng nó đã làm sạt lở đoạn mái đ−ờng sắt dài gần 1 km ở phía nam cầu Đỏ khoảng 1,2 km, làm sạt lở chân cầu Non N−ớc bắc qua sông Cân Biên (s. Đề Võng) và làm đổ 3 ngôi nhà phía sau chân cầu.

- Lũ quét trên sông Vàng

Sông Vàng bắt nguồn từ s−ờn nam của dãy Hải Vân ở độ cao 1000-1200m rồi đổ trực tiếp xuống thung lũng Trung Trang ở độ cao 300 - 400m trên một quãng đ−ờng ch−a đầy 10km, sau đó chảy về nhập với sông Vu Gia ở đoạn trung l−u. Đáy thung lũng Trung Trang bằng phẳng và rộng, đoạn sông chảy qua đây giống nh−

chảy trên đồng bằng với các hệ thống bãi bồi và bậc thềm phát triển. N−ớc gần nh−

từ toàn bộ s−ờn nam dãy Hải Vân theo sông Vàng tập trung dồn về thung lũng, bởi vậy mặc dù ở trên độ cao 300-400m nh−ng vào mùa m−a lũ ng−ời dân ở đây vẫn phải chịu cảnh ngập lụt nh− d−ới đồng bằng. Trong mùa lũ năm 2004, lũ quét nghiêm trọng đã xảy ra, n−ớc ngập lên đ−ờng nhựa từ 1-1,5m (xã Ba, Đông Giang) gây xói lở bờ sông và phá hủy nhà cửa cũng nh− các công trình dân sinh.

92 - Lũ quét trên sông Ly Ly

Sông Ly Ly thuộc khu vực nam Quế Sơn - bắc Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Sông có diện tích l−u vực 270 km2, dài 35 km, chảy theo h−ớng TN - ĐB. Do ảnh h−ởng của bão và gió mùa đông bắc, kết hợp với địa hình có s−ờn núi chắn gió đã tạo ra đợt m−a lớn trong 4 ngày từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 11 năm 1964 với l−ợng m−a từ 300mm đến 1.000mm. Số liệu điều tra cho thấy trận lũ quét lớn đã xảy ra khoảng từ 20h ngày 9 tháng 11 năm 1964 đến 3h ngày 10 tháng 11. Tốc độ chảy tràn khoảng từ 2m/s đến 3m/s, độ sâu khu vực chảy tràn từ 40cm đến 50cm.

Thiệt hại do trận lũ quét gây ra đã làm hàng trăm ng−ời chết, tàn phá 12.500 ha lúa, màu, nhiều diện tích gieo trồng nơi bị xói, nơi bị bồi rất nghiêm trọng.

- Lũ quét trên sông Ngọn Thu Bồn

Trong trận lũ tháng 11/1964, trên sông Ngọn Thu Bồn- một trong hai phụ l−u chính của hệ thống sông Thu Bồn bắt nguồn từ s−ờn đông nam của dãy Ngọc Linh - đã xảy ra trận lũ quét khủng khiếp khiến hàng ngàn ng−ời thiệt mạng. Địa bàn nằm dọc theo thung lũng sông từ thị trấn Tân An (Hiệp Đức) đến xã Quế Trung (Quế Sơn) thuộc phần trung l−u là nơi chịu tác động mạnh nhất. Theo lời kể lại của những ng−ời dân còn sống sót sau trận lũ năm đó, chiều tối 8/11/1964, mực n−ớc trên đoạn sông này dâng cao đột ngột hàng chục mét chỉ trong vòng khoảng vài tiếng đồng hồ với tốc độ dòng n−ớc rất lớn và cuốn theo nhiều cây cối, bùn đất. Dòng lũ hung hãn đã làm cô lập những thôn làng ở ven sông ngày ấy - thôn Ông Toàn (xã Hiệp Thuận), Bình Yên, Đông An (xã Quế Ph−ớc) - với phần chân thung lũng, tr−ớc khi xóa sổ chúng hoàn toàn. Hàng ngàn hecta đất trồng đã bị phủ lấp bởi bùn đất dày tới hàng mét.

L−u l−ợng n−ớc lũ lớn nhất đo đ−ợc tại trạm thuỷ văn Nông Sơn trong trận lũ năm 1964 là 18250m3/s, so với l−u l−ợng bình th−ờng vào mùa lũ là 518m3/s. Giá trị này chỉ đứng sau giá trị l−u l−ợng lũ lớn nhất đo đ−ợc trên sông Hồng tại trạm Sơn Tây (37800m3/s) trong trận lũ năm 1971 và trên sông Đà tại Hoà Bình (21000m3/s) trong trận lũ năm 1945. Trong khi diện tích l−u vực của sông Ngọn Thu Bồn chỉ có 3155km2, còn diện tích l−u vực của sông Hồng là 143700km2 (lớn hơn gấp 45 lần) và của sông Đà là 51800km2 (lớn hơn tới 16 lần). Mực n−ớc đỉnh lũ đo đ−ợc tại trạm Câu Lâu là 5,48m (cao hơn lũ 11/1999 là 0,25m), tại ái Nghĩa trên sông Vu Gia là 10,56m (cao hơn đỉnh lũ tháng 11/1999 là 0,29m). Đây đ−ợc xem là trận lũ lớn nhất trong lịch sử quan trắc đ−ợc trên l−u vực từ tr−ớc tới nay.

Về lũ quét- bùn đá, cho đến nay, mặc dù ch−a có tài liệu nào mô tả về hiện t−ợng này trên phạm vi của l−u vực sông Thu Bồn, song phải nói rằng, nguy cơ xuất hiện của nó là không nhỏ. Nh− đã đề cập đến ở phần tổng quan về tai biến lũ, lũ quét- bùn đá xuất hiện có mối liên hệ chặt chẽ với hiện t−ợng tr−ợt lở dọc theo thung lũng sông. Các khối tr−ợt này có thể làm nghẽn tắc dòng chảy, làm gia tăng năng l−ợng của khối n−ớc, đến khi đủ mạnh để phá vỡ đập chắn, khối n−ớc đ−ợc giải phóng sẽ hình thành những đợt sóng lũ và cùng toàn bộ khối vật liệu lao về phía hạ l−u, tạo ra dòng lũ quét - bùn đá nguy hiểm. Các kết quả nghiên cứu về điều kiện địa chất, địa mạo, thạch học và khí hậu của l−u vực sông Thu Bồn cho thấy đều rất thuận lợi cho phát sinh tr−ợt lở đất ở vùng núi. Vào mùa m−a lũ, đặc biệt khi có m−a lớn liên quan đến các nhiễu động thời tiết, hiện t−ợng tr−ợt lở xảy ra rất phổ biến dọc theo các thung lũng sông và tuyến đ−ờng lên các huyện Nam Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My. Bởi vậy, mặc dù có thể xác suất xuất hiện không lớn, song nếu lũ quét - bùn đá xảy ra sẽ mang lại những hậu quả không l−ờng.

Tuy nhiên, không chỉ vùng đồi núi mới có lũ quét, ngay trên dải đồng bằng Đà Nẵng - Hội An cũng từng xảy ra lũ quét trong thung lũng sông Để Võng chạy song song và chỉ cách biển 3-4km. Nguyên nhân là, dọc theo sông hiện nay có rất nhiều các công trình dân sinh nh−, cầu cống, bờ các đầm nuôi đã làm cho khả năng l−u thông n−ớc bị hạn chế. Vào mùa lũ lớn, khi có sự lệch pha giữa đỉnh lũ phía sông Hội An và sông Hàn sẽ làm xuất hiện dòng chảy mạnh dọc theo sông Để Võng. Mặt khác, sự cản trở của các công trình dân sinh đã làm cho dòng n−ớc có điều kiện tích lũy thêm năng l−ợng để tạo thành dòng lũ quét thực thụ sau khi đã v−ợt qua đ−ợc chúng. Hiện t−ợng này đã từng xảy trong trận lũ năm 1999, khi n−ớc lũ tràn tới từ phía sông Túy Loan, để lại một quạt bồi tích cát khá lớn (40x50m) và làm phá hủy 4 ngôi nhà phía sau cầu Điện D−ơng.

Tóm lại, tai biến lũ lụt xảy ra trên l−u vực sông Thu Bồn khá th−ờng xuyên, khả năng xảy ra những trận lũ nguy hiểm, có sức tàn phá mạnh là rất cao. Tai biến lũ trên l−u vực sông xuất hiện cũng có sự phân hóa t−ơng đối rõ rệt theo không gian, ở vùng trung và th−ợng l−u, đặc biệt ở nơi có hai tâm m−a Bà Nà-Bạch Mã và Trà My-Ngọc Linh, do l−ợng m−a lớn và tập trung kết hợp với địa hình dốc và nguy cơ tr−ợt lở cao nên th−ờng xuất hiện lũ quét, lũ quét-bùn đá, đặc biệt là trong các trận lũ lớn và lũ thế kỷ; đối với vùng đồng bằng thấp ở hạ l−u, lũ diễn ra chủ yếu là quá trình ngập lụt thông th−ờng.

94

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 100)