Lũ quét năm 1964 trên l−u vực sông Ngọn Thu Bồn trong mối liên hệ vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 116)

III IV V VI VII V IX XXI

d. ảnh cây cầu Bầu Tai bị phá hủy do hiện t−ợng ngọn lũ xoáy năm 1998.

4.2.3. Lũ quét năm 1964 trên l−u vực sông Ngọn Thu Bồn trong mối liên hệ vớ

các đặc tr−ng địa mạo của thung lũng sông

L−u vực sông Ngọn Thu Bồn có diện tích 3825km2, bắt nguồn từ tâm m−a Trà My-Ngọc Linh với l−ợng m−a trung bình năm trên 4000mm, mật độ sông suối lớn (1,3km/km2), hầu hết diện tích s−ờn đều dốc trên 200, bị chia cắt mạnh và chuyển tiếp nhanh xuống vùng đồng bằng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát sinh lũ cũng nh− các tai biến do lũ trên l−u vực.

Trên thực tế, c−ờng xuất và c−ờng độ của lũ trên mỗi không gian cụ thể của l−u vực sông Ngọn Thu Bồn đ−ợc gia tăng thực sự bởi yếu tố địa hình. Các kết quả phân tích cấu trúc địa chất, địa mạo cho thấy, đặc tr−ng hình thái của thung lũng sông có vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm lũ lụt ở đây. Không giống với nhiều sông khác, thung lũng sông Ngọn Thu Bồn có nét đặc biệt là phát triển không trùng với các đứt gãy lớn trong vùng, mà chạy gần nh− hoàn toàn vuông góc với ph−ơng của cấu trúc địa chất (hình 4.7), cắt qua nhiều thành tạo địa chất có sự xen kẽ giữa các tập đá bền vững (đá granit của các phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn, Trà Bồng..) và kém bền vững (đá phiến của các hệ tầng Tắc Pỏ, Khâm Đức...).

106

Mối quan hệ này đã tạo ra cho thung lũng sông, đặc biệt là đoạn trung l−u từ thị trấn Tân An đến xã Duy Thu, có hình thái khá đặc biệt với những đoạn mở rộng xen với những đoạn bị thắt hẹp, tức là thung lũng có đáy dạng ống chỉ, đ−ợc tạo bởi nhiều đoạn thung lũng xuyên thủng kế tiếp nhau. Tại những đoạn đáy mở rộng, dòng chảy có điều kiện xâm thực ngang mạnh mẽ, xói lở bờ cắt đứt chân s−ờn làm phát sinh tr−ợt lở, trong khi những đoạn đáy hẹp lại dễ dàng gây tắc nghẽn đối với bùn đá đ−a tới từ các khối tr−ợt lở phía trên.

Tại những đoạn đáy thung lũng mở rộng, bãi bồi có diện tích lớn và đ−ợc bồi cao dần trong những kì lũ chính vụ thông th−ờng. Do thiếu hiểu biết, nghĩ rằng không còn nguy hiểm nên đã định c− thành những thôn làng đông đúc ngay trên các bãi bồi cao hay trên thềm sông bậc I (Thôn 2 xã Hiệp Thuận, Thôn 4 xã Hiệp Hoà, Thôn 1,2 xã Quế Ph−ớc, các thôn Trung Th−ợng và Đại Bình của xã Quế Trung) đã bị chia cắt thành các chỏm sót dọc theo sông.

Th−ờng ngày, để tiếp cận đ−ợc chân s−ờn thung lũng, ng−ời dân ở đây phải v−ợt qua một đoạn địa hình bãi bồi trũng thấp, nguyên là một lòng sông hay một trũng xâm thực cũ. Trong trận lũ năm 1964, lòng sông cũ này đ−ợc khôi phục vào pha đầu của trận lũ khiến cho các điểm dân c− bị cô lập hoàn toàn với s−ờn thung lũng phía trong. Vùng đồi núi ở th−ợng nguồn của sông phần lớn đ−ợc cấu tạo bởi các đá biến chất của hệ tầng Tắc Pỏ và hệ tầng Khâm Đức. Các đá này th−ờng bị cà nát, dập vỡ mạnh do tác động của nhiều thời kỳ kiến tạo khác nhau, làm tăng c−ờng mức độ phong hoá và giảm lực liên kết giữa các mảnh vụn. Kết hợp với l−ợng m−a rất lớn và đã kéo dài nhiều ngày gây ra hiện t−ợng tr−ợt lở đất ồ ạt dọc các thung lũng sông suối trên huyện Tiên Ph−ớc, Trà My lúc bấy giờ. Các khối tr−ợt này đ−a một l−ợng vật liệu lớn xuống dòng chảy và tạo ra những đập chắn tạm thời ngay tại vị trí tr−ợt xuống hoặc tại những đoạn thung lũng sông bị thắt hẹp hay gấp khúc, làm cho năng l−ợng của dòng lũ liên tục đ−ợc gia tăng. Khi đủ áp lực làm phá vỡ các đập chắn, nó tạo thành những đợt sóng lũ ghê gớm kéo theo cả bùn đất và cây cối quét mạnh về phía hạ l−u. Các thôn ông Toàn hay Bình Yên khi ấy, sau khi đã bị cô lập bởi pha đầu của trận lũ, đã bị nhấn chìm và bị quét sạch bởi dòng lũ này. N−ớc lũ lúc đó thậm chí đã ngập lên cả trên thềm I tới 4-5m với dòng chảy xiết, nên ng−ời dân đã không thể chạy vào phía s−ờn thung lũng, đành phó thác sinh mạng cho dòng lũ. Nh− vậy, không chỉ riêng bãi bồi cao, ngay cả các thềm sông bậc I ở phần trung l−u, vẫn có nguy cơ chịu ảnh h−ởng nghiêm trọng của những trận lũ lịch

sử do bị cô lập bởi sự hoạt động trở lại của các lòng sông cổ và những dải trũng ở chân bậc thềm khi lũ xuất hiện (xem hình 4.2).

Từ các phân tích hiện trạng ở trên có thể rút ra kết luận rằng, các tai biến thiên nhiên nghiêm trọng xảy ra do lũ lụt đều gắn liền với quá trình địa mạo dòng chảy và có mối liên hệ mật thiết với từng cấu trúc địa mạo và các thành tạo địa hình cụ thể. Để giảm thiểu những thiệt hại do lũ gây ra cần phải dựa vào những mối liên hệ mang tính quy luật này, làm cơ sở cho việc cảnh báo chúng ở những nơi có các điều kiện t−ơng tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 116)