Các vỏ tàn tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 68)

III IV V VI VII V IX XXI

a. Các vỏ tàn tích

- Vỏ feralit tuổi Pleistocen giữa-muộn (FeAl Q1 2-3

) phân bố chủ yếu ở khu vực Ph−ớc T−ờng - Hòa Ninh, phát triển trên các bề mặt thềm biển mài mòn tuổi Pleistocen giữa và muộn bị phân cắt xâm thực yếu, bề dày 12m.

- Vỏ ferosialit tuổi Pliocen - Đệ tứ phân bố rộng rãi trong vùng núi, phát triển trên các bề mặt san bằng cổ bị phân cắt trung bình, tồn tại trên độ cao 200- 600m, bề dày trên 8m.

- Vỏ ferosialit tuổi Pleistocen sớm - muộn (FeSiAl Q11-3) phân bố rộng rãi trên địa hình gò đồi thoải dọc các thung lũng kiến tạo Trung Mang, Thành Mỹ - Bến Giằng và phần rìa cao của dải đồng bằng ven biển. Vỏ phát triển trên các đá biến chất yếu của hệ tầng A V−ơng, có bề dày từ 8-11m.

- Vỏ ferosialit tuổi Pleistocen muộn (FeSiAl Q1 3

) phân bố dọc dải đồng bằng gò - đồi thấp có độ cao địa hình 10-30m, trên các bề mặt pediment và thềm mài mòn tuổi Pleistocen bị phân cắt yếu, bề dày 8-10m.

58

- Vỏ alsiferit tuổi Miocen - Đệ tứ (AlSiFe N1- Q) phát triển trên các đá granit phức hệ Bà Nà, Đại Lộc, Quế Sơn..., phân bố trên các các bề mặt san bằng cao trên 1000m, bề dày trên 6m.

- Vỏ alsiferit tuổi Pliocen - Đệ tứ (AlSiFe N2- Q) phân bố khá rộng rãi trên các bề mặt san bằng cao 400-800m ở vùng núi và trên các núi sót cao 200-300m (ở Ph−ớc T−ờng, bắc Quế Sơn), bề dày chung trên 5m.

- Vỏ alsiferit tuổi Pleistocen sớm - muộn (AlSiFe Q11-3) phân bố chủ yếu trên bề mặt gò đồi thoải cao tại Quế Sơn - Trung Lộc. Đá gốc tạo vỏ chủ yếu là granodiorit phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Bề dày chung của vỏ là trên 5m.

- Vỏ sialferit tuổi Miocen - Đệ tứ (SiAlFe N1-Q) phân bố ở độ cao trên 1000m, trên các khối núi có địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, các bề mặt san bằng bảo tồn kém, chủ yếu là các s−ờn dốc 20-450. Mặt cắt chung của vỏ chỉ tồn tại hai đới litoma và saprolit, bề dày chung của vỏ >2m.

- Vỏ sialferit tuổi Pliocen - Đệ tứ (SiAlFe N2-Q) phân bố rộng rãi nhất, phát triển trên hầu hết các khối núi với s−ờn dốc 8-450 và trên cả các bề mặt san bằng cao 200-1000m (Pà Lừa, Hải Vân, Sơn Trà...), bề dày chung của vỏ >12m.

- Vỏ sialferit tuổi Đệ tứ phân bố chủ yếu dọc các thung lũng giữa núi và các dải đồi sót ở đồng bằng ven biển, có bề dày trên 2m.

- Vỏ sialit tuổi Neogen-Đệ tứ (SiAl N-Q) phân bố xung quanh s−ờn các khối núi Đă Krênh, Bà Nà, Hòn Tàu, bề dày chung đạt 5-6m.

- Vỏ silicit với thành phần chủ yếu là thạch anh, ít kaolinit, phân bố trên phần đỉnh và s−ờn thoải của các khối núi Bàn Cờ, Mai Quy... Đá gốc tạo vỏ chủ yếu là các đá hạt thô của loạt Nông Sơn, Khe Rèn, bàn Cờ, Hữu Chánh, bề dày chung của vỏ đạt trên 5m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 68)