III IV V VI VII V IX XXI
b. Các vỏ thấm đọng
3.1.3.2. Đồng bằng châu thổ
Đồng bằng phân bố ởphần hạ l−u sông Thu Bồn, trên cấu trúc sụt dạng địa hào đ−ợc lấp đầy bởi các trầm tích Neogen- Đệ Tứ. Từ đỉnh delta ra biển, các bề mặt địa hình có nguồn gốc chuyển tiếp từ sông- sông biển- vũng vịnh -biển ven bờ. Đồng bằng có độ cao giảm dần về trung tâm theo h−ớng trẻ dần của các bề mặt địa hình. Từ tây sang đông, địa hình có tính phân bậc rõ ràng. Mỗi bậc có đặc tr−ng nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất khác nhau. Bậc địa hình cao nhất phân bố giáp chân núi với độ cao chung dao động từ 80 - 100m, là các pedimen cổ đ−ợc thành tạo do cơ chế bóc mòn giật lùi s−ờn trong thời kỳ có khí hậu khô hạn xảy ra vào Pleistocen sớm - giữa. Bậc 40 - 60m đ−ợc thành tạo chủ yếu do hoạt động mài mòn của biển, một vài mảnh nhỏ là thềm sông bậc III hoặc bề mặt đa nguồn gốc. ở bậc địa hình 20 - 30m, đồng thời với bề mặt mài mòn lộ trơ đá gốc bị phong hoá laterit mạnh còn gặp các sản phẩm tích tụ của biển. Đó là tích tụ cuội biển (khu vực Quế Sơn,v.v.,), cát biển và cả các thành tạo sét t−ớng vũng vịnh (bắc Đại Lộc). Dọc các thung lũng sông, t−ơng ứng với bậc địa hình này là thềm xâm thực - tích tụ bậc II đ−ợc cấu tạo bởi trầm tích t−ớng lòng sông thuộc hệ tầng Sông Vàng (aQII - III 1sv). Đối với bậc địa hình 10 - 15m, địa hình tích tụ đã chiếm −u thế hơn so với địa hình bóc mòn. Các thềm biển 10 - 15m đ−ợc cấu tạo bởi tầng cát trắng hệ tầng Nam Ô, cát vàng nghệ Mộ Đức, cát vàng nâu hệ tầng Đà Nẵng và tầng sét, sét bột t−ớng vũng vịnh hệ tầng Thăng Bình (mlQIII2tb). Từ bậc địa hình 10 - 15m về phía đông, địa hình đ−ợc đặc tr−ng bởi cấu trúc của hệ đầm phá - đê cát, gồm các thế hệ có độ cao từ 4 - 6m và 2 - 3m. Tính phân bậc địa hình trên bị phá vỡ bởi sự phổ biến của các thành tạo đê cát hiện đại phân bố sát đ−ờng bờ hiện đại. Các đê cát này có độ cao từ 8 - 15m (Ngũ Hành Sơn - Cửa Đại, Mộ Đức,v.v.).
Về mặt kiến trúc hình thái, có thể phân chia đồng bằng này thành hai bộ phận:
a. Đồng bằng xâm thực - tích tụ với móng sụt lún yếu dạng khối tảng lấp đầy bởi các trầm tích Neogen - Đệ Tứ. Kiểu kiến trúc - hình thái này gồm dải đồng bằng dạng gò thoải, kéo dài từ Đại Lộc đến Đà Nẵng - Ngũ Hành Sơn. Móng của đồng bằng đ−ợc cấu tạo bởi các trầm tích cacbonat hệ tầng Ngũ Hành Sơn và các
trầm tích lục nguyên hệ tầng Bol Atek, Trao, chúng bị hàng loạt các đứt gãy ph−ơng tây bắc - đông nam phân cắt. Hoạt động bóc mòn và xâm thực của dòng chảy dọc các đứt gãy này đã tạo các máng xâm thực sâu từ 20-60m. Đáy của các máng sâu đ−ợc lấp đầy bởi các trầm tích hạt thô gồm cuội sỏi t−ớng lòng sông tuổi Pleistocen. Phủ trên là các trầm tích hỗn hợp sông - biển hệ tầng Miếu Bông (amQ12 mb). Bề mặt lồi lõm do xâm thực của đồng bằng đ−ợc san phẳng bởi các tích tụ hạt mịn t−ớng vũng vịnh của hệ tầng Hòa Tiến (mlQ13a ht). Phần trên mặt đồng bằng đ−ợc cấu tạo bởi trầm tích sông - biển hệ tầng Đà Nẵng (amQ12 đn). Các trầm tích tuổi Pleistocen cuối cùng này cũng bị phân cắt, tạo bề mặt dạng vòm thoải, các móng xâm thực trẻ đ−ợc phủ bởi lớp trầm tích hạt mịn đ−ợc thành tạo trong giai đoạn biển tiến Flandrian.
b. Đồng bằng tích tụ dọc trũng địa hào với móng sâu trên 300m, đ−ợc lấp đầy bởi các trầm tích Neogen - Đệ Tứ. Kiến trúc - hình thái này đặc tr−ng cho dải đồng bằng Đại Lộc - Hội An. Đồng bằng phát triển trên một cấu trúc địa hào cùng tên, đ−ợc khống chế bởi các đứt gãy ph−ơng ĐB - TN (phía bắc) và ph−ơng á vĩ tuyến (phía nam) (hình 3.2). Các trầm tích Neogen hệ tầng ái Nghĩa và hệ tầng Vĩnh Điện hầu nh− chỉ phân bố trong giới hạn của địa hào này. Bề dày của trầm tích tăng dần từ 200m ở phía tây đến trên 350m ở phía đông. Bề dày các trầm tích Đệ Tứ cũng đ−ợc tăng dần theo h−ớng từ rìa vào trung tâm đồng bằng và theo h−ớng từ lục địa ra biển, đạt cực đại tại khu vực Hội An với các đ−ờng đồng đẳng dày các trầm tích Đệ Tứ trên 110m.
Bề mặt đồng bằng hiện tại đ−ợc cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích tuổi Holocen. Từ tây sang đông, t−ớng trầm tích cấu tạo nên bề mặt địa hình chuyển tiếp từ sông - sông biển - vũng vịnh - biển ven bờ - đầm phá - đụn cát do gió. Sông Thu Bồn hiện tại chảy theo ph−ơng á vĩ tuyến, trùng với ph−ơng kéo dài của hệ đứt gãy phía nam địa hào Đại Lộc - Hội An. Lòng sông với đới xâm thực ngang và bãi bồi rộng 2-5km hoàn toàn trùng với kiến trúc hình thái này. Do vậy, đây cũng là phần đồng bằng chịu ảnh h−ởng chính bởi hoạt động lũ lụt của sông Thu Bồn.
68