III IV V VI VII V IX XXI
b. Các vỏ thấm đọng
3.2.3. Địa hình nguồn gốc sông biển
1. Thềm tích tụ sông - biển cao 8 - 15m, tuổi cuối Pleistocen muộn
Thềm tích tụ hỗn hợp sông - biển tuổi cuối Pleistocen muộn phân bố ở phần đỉnh các tam giác châu sông Thu Bồn. Thềm có độ cao giảm dần từ 15 mét ở phía tây đến 8 - 10 mét về phía đông, bị các máng xói và khe suối phân cắt, tạo địa hình gò đồi l−ợn sóng thoải. Giữa các bề mặt gò là các máng trũng đã đ−ợc lấp đầy bởi
80
trầm tích sông hoặc biển - vũng vịnh tuổi Holocen trung, độ chênh cao địa hình khoảng 2 - 3 mét.
2. Bề mặt tích tụ sông - biển cao 4 - 6 m, tuổi Holocen sớm - giữa
Phần lớn diện tích của thành tạo sông biển tuổi Holocen sớm giữa bị chôn vùi ở độ sâu từ 3 - 10m d−ới các thành tạo trẻ hơn, chúng chỉ lộ ra và tạo bề mặt cao 4 - 6 m ở phần đỉnh tam giác châu sông Thu Bồn, từ tây Kỳ Lam đến Đại Lộc. Địa hình nghiêng thoải từ 7-8m ở đông Đại Lộc đến 5-6m ở khu vực tây Kỳ Lam, chúng bị phân cắt bởi các dòng chảy trong giai đoạn biển lùi Holocen giữa - muộn, tạo các mảnh sót tách biệt nhau có diện tích từ 2-5km2. Trên mỗi mảnh bề mặt sót, địa hình có dạng hơi trũng do phần rìa đ−ợc tích tụ bởi lớp aluvi trẻ dạng gờ cao ven lòng. Hiện tại bề mặt này vẫn chịu tác động của lũ lịch sử, phần ven sông bị xói lở mạnh.
3. Bề mặt tích tụ sông - biển cao 3 - 4 m, tuổi Holocen giữa - muộn
Bề mặt tích tụ sông biển tuổi Holocen giữa - muộn chỉ đ−ợc bảo tồn trên những diện tích hẹp ở phần hạ l−u sông Thu Bồn. Bề mặt t−ơng đối bằng phẳng, độ chênh cao địa hình khoảng 1 - 2m, hơi nghiêng thoải về phía xa dần thung lũng sông hiện tại. Cấu tạo nên chúng là tầng trầm tích gồm cát sạn sỏi ở d−ới, chuyển lên là tập cát lẫn bột sét xám xanh, xám vàng. Các bề mặt sông biển tuổi Holocen giữa - muộn cắt vào bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen Trung và bị bãi bồi thấp ven lòng sông cắt lại. Hiện tại bề mặt này bị xâm thực mạnh ở phần giáp lòng sông và th−ờng xuyên bị tác động của lũ lụt.
4. Bề mặt tích tụ sông - biển cao 1 -3 m, tuổi đầu Holocen muộn
Bề mặt phân bố hẹp ở phần gần cửa sông. Đó là địa hình phẳng, hơi trũng, cao 0,5 - 1m so với các dòng chảy nhỏ cắt vào chúng. Cấu tạo nên bề mặt là các tập trầm tích gồm cát lẫn bột màu xám đen, xám vàng, chọn lọc kém. Về phía tây, tại vị trí t−ơng ứng bề mặt này là thành tạo bãi bồi ven lòng sông, xa dần lóng và bờ sông, chúng chuyển tiếp sang các thành tạo tích tụ biển - đầm lầy. Hiện tại bề mặt th−ờng xuyên bị ngập úng vào mùa m−a lũ. Tại vùng Cẩm Hà, Duy Nghĩa... bề mặt bị xói lở mạnh.
5. Bề mặt tích tụ sông - biển - đầm lầy, cao 1 -3 m, tuổi Holocen muộn
Các thành tạo sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen muộn cấu tạo nên các dải rộng 800 - 1200m, phát triển song song với đ−ờng bờ hiện đại. Cấu tạo nên chúng là các tập trầm tích gồm cát lẫn bột sét, bột sét màu xám đen giàu di tích sinh vật. Trên đồng bằng Quảng Nam, bề mặt này phát triển dọc theo sông Để Võng và Tr−ờng Giang.