Địa hình dòng chảy th−ờng xuyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 87)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.2.2.2. Địa hình dòng chảy th−ờng xuyên

Trong khu vực nghiên cứu, dòng chảy th−ờng xuyên tạo nên ba bậc thềm sông và các thế hệ bãi bồi có tuổi khác nhau.

5. Thềm xâm thực bậc III, cao 40 - 60m, tuổi Pleistocen giữa

Thềm bậc III chỉ còn đ−ợc bảo tồn ở dạng mảnh sót hẹp dọc sông Túy Loan, A V−ơng. Thềm có độ cao t−ơng đối 40 - 60m, bị nhiều m−ơng xói và khe suối phân cắt, tạo địa hình đồi thoải. Dấu vết hoạt động dòng chảy còn đ−ợc bảo tồn trên phần đỉnh các đồi thềm với ít cuội thạch anh, quaczit mài tròn tốt, phủ trên các

thành tạo đá tr−ớc Kainozoi bị phong hoá laterit mạnh. Tại cả hai thung lũng này, thềm III đều cắt và tạo vách vào pediment cổ cao 80 - 100m tuổi Pleistocen sớm. Đến l−ợt mình, chúng lại bị thềm sông bậc II cắt vào.

Tại thung lũng Trung Mang, thềm III có sự phân bố rộng rãi nhất. Phần tích tụ của thềm bị rửa trôi mạnh, chỉ quan sát đ−ợc phần đáy gồm cuội sỏi mài tròn tốt, gắn kết chắc bởi cát bột, laterit. Tại Trung Mang, thềm III chuyển xuống thềm II bằng vách xâm thực cao trên 10m, đã bị quá trình bóc mòn xóa nhòa (ảnh 3.9).

6. Thềm xâm thực - tích tụ bậc II, cao 20 - 30m, tuổi đầu Pleistocen muộn

So với thềm bậc III, thềm bậc II phân bố rộng rãi hơn dọc thung lũng sông Vàng, sông Côn, sông Giang, sông Túy Loan .... Thềm phân bố ở cả hai bờ thung lũng, nh−ng có bề rộng lớn hơn tại các bờ lồi. Thềm II cũng bị phân cắt mạnh bởi các m−ơng xói và khe suối, tạo địa hình gò đồi với đỉnh rộng, s−ờn thoải. Trên phần đỉnh gò đồi còn bảo tồn lớp tích tụ với t−ớng lòng sông hạt thô nằm d−ới và tập cát sạn lẫn bột sét t−ớng bãi bồi ở trên. Trong mặt cắt ngang thung lũng, thềm bậc II cắt tạo vách vào thềm III và bị cắt bởi thềm sông bậc I. Về phía đồng bằng, thềm bậc II chuyển tiếp dần sang thềm mài

7. Thềm tích tụ bậc I, cao 8 - 15m, tuổi cuối Pleistocen muộn

Thềm bậc I phân bố trên hầu hết các thung lũng sông suối trong vùng. Trong vùng núi, thung lũng sông Vàng, sông Côn, Ngọn Thu Bồn có các diện tích thềm rộng nhất. Trên dải đồng bằng Hà Tân - Hà Nha, thềm I có chiều rộng đạt từ 1 đến 2,5 km.

Về hình thái, thềm bậc I các thung lũng đều phẳng, dạng nguyên thủy còn đ−ợc bảo tồn với bề mặt nghiêng từ bờ sông vào chân thềm. Giữa thềm I và các bãi bồi hoặc lòng sông là vách cao 6-10m (ảnh 3.10).

Thềm I các sông suối phần lớn là thềm tích tụ với bề dày tầng aluvi v−ợt quá độ cao vách thềm. Mặt cắt aluvi gồm 2 phần: phần d−ới là trầm tích t−ớng lòng gồm cuội sỏi lẫn cát sạn, phần trên là bột sét màu xám vàng, đôi nơi xen lớp bột sét giàu thực vật hóa than màu xám đen t−ớng bãi bồi và hồ móng ngựa.

78

8. Bãi bồi cao, cao 4 - 8m, tuổi Holocen giữa

Bãi bồi cao phân bố ở phần trung và hạ l−u thung lũng sông Thu Bồn,… Tại phần trung l−u, bãi bồi cao bảo tồn dạng các đảo nổi cao giữa lòng, trên đoạn hạ l−u, chúng chỉ phân bố ở phần đỉnh các tam giác châu. Về hình thái, các bãi bồi cao t−ơng đối phẳng, nghiêng thoải về phía chân bậc thềm (ảnh 3.11). Dọc ranh giới giữa chúng với các bãi bồi thấp th−ờng phân bố gờ cao ven lòng còn đang đ−ợc bồi hàng năm. Các bãi bồi này còn chịu lũ lụt với mức ngập n−ớc trung bình khoảng 1,5 - 2 mét.

9. Bãi bồi thấp, cao 3 - 4m, tuổi Holocen giữa - muộn

Bãi bồi thấp phân bố chủ yếu ở phần hạ l−u, có chiều rộng từ 800 - 1000m, kéo dài liên tục ở cả hai bờ sông.

Các bãi bồi thấp có hình thái bề mặt dạng bằng phẳng xen gò luống với độ chênh cao 1- 2 mét; các gò này đ−ợc thành tạo do sự bồi hoặc xói bề mặt bởi dòng n−ớc vào mùa lũ. Trên bề mặt bãi bồi còn phát triển nhiều dải trũng thoải phân bố cắt chéo hoặc song song với chiều dài bãi. Đó là dấu vết các lòng sông cổ ch−a đ−ợc lấp đầy. Địa hình gờ cao ven lòng trên các bãi bồi thấp khá đặc tr−ng, có bề rộng đạt trên 200m dọc bờ sông. Nhân dân hiện tập trung khá đông đúc trên dải gờ cao này, mặc dù hàng năm đều phải chịu lũ lụt ngập sâu trên 2 mét.

Cấu tạo nên bãi bồi thấp là các trầm tích gồm t−ớng lòng chiếm −u thế, aluvi t−ớng bãi bồi chỉ dày 2 - 3 mét với thành phần là cát bột sét màu xám vàng. Các trầm tích này phủ trên các thành tạo sông biển tuổi đầu Holocen hoặc trên các thành tạo Pleistocen. Bãi bồi thấp cắt và tạo vách trên bãi bồi cao hoặc trên các bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen trung, phản ánh một thời kỳ phân cắt sâu mạnh sau biển tiến Holocen trung. Lòng sông hiện đại đang xâm thực, tạo vách xói lở cao 4 - 5m vào bề mặt bãi bồi này.

Trên phần hạ l−u sông Thu Bồn, bãi bồi thấp tồn tại 2 dạng:

- Dạng thứ nhất là các bãi bồi phát triển theo các chi l−u của sông Thu Bồn, phân bố phổ biến từ Giao Thủy tới Kỳ Lam. Các bãi bồi này cắt vào bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - biển và biển - vũng vịnh tuổi Holocen sớm - giữa. Địa hình hiện tại có dạng máng trũng với các dấu vết lòng sông cổ có n−ớc hoặc khô.

- Dạng thứ hai của bãi bồi thấp là những dải địa hình dạng gò nổi giữa sông Bà Rén và sông Kỳ Lam. Tại đây gặp các bề mặt cao 3-4m, hơitrũng ở trung tâm do sự phát triển của các gờ cao ven lòng. Trên bãi bồi gặp nhiều dấu vết của dòng chảy cổ. Bề mặt đ−ợc cấu tạo bởi lớp bột sét lẫn cát màu xám vàng dày 2-3m.

10. Bãi bồi ven lòng, tuổi đầu Holocen muộn

Tại phần hạ l−u, sông tự do uốn khúc trên các thành tạo mềm và bở rời, th−ờng xuyên thay đổi dòng chảy. Các lòng sông bị bỏ rơi đã đ−ợc tích tụ mạnh trầm tích t−ớng bãi bồi vào các mùa lũ, tạo nên địa hình nổi cao dạng đảo hoặc bãi ven lòng sông. Về mặt địa tầng, cả trầm tích lòng sông và bãi bồi ven lòng đều là những thành tạo hiện đại, chúng chỉ khác nhau về t−ớng. Các bãi bồi vẫn ch−a ổn định, dễ dàng bị cuốn trôi và biến thành lòng sông vào các kỳ m−a lũ; trái lại, một số đoạn lòng sông sau vài mùa m−a lũ lại có thể trở thành bãi bồi ven lòng. Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng, vì hiện tại nhiều xóm làng đã đ−ợc định vị trên những bãi bồi này và không có gì đảm bảo cho sự ổn định và an toàn của họ.

11. Lòng sông và bãi bồi ven lòng hiện đại

Lòng sông và bãi cát ven lòng hiện đại là những thành tạo th−ờng xuyên bị ngập n−ớc của thung lũng sông. Trong vùng núi, dọc đáy các thung lũng chủ yếu chỉ phát triển dạng địa hình lòng sông hiện đại, đ−ợc cấu tạo bởi các trầm tích t−ớng lòng hoặc, trong nhiều tr−ờng hợp lộ trơ đá gốc. Trên đồng bằng hạ l−u hoặc tại những đoạn thung lũng sông mở rộng ở vùng núi, ngoài lòng các dòng chảy mùa kiệt, tại bờ lồi còn phân bố các bãi cát nguyên là lòng sông trong mùa m−a lũ

(ảnh 3.12). Các bãi cát ven lòng có độ cao giảm dần từ 1,5 - 2m ở phần ven bờ đến 0,5m hoặc ngang đáy ở phần giáp đ−ờng trục của thung lũng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 87)