Địa hình nhân sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 79)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.1.3.4. Địa hình nhân sinh

Địa hình nhân sinh th−ờng gắn về vị trí không gian với những thành tạo tự nhiên xác định, một mặt chúng tham gia hình thành nên cấu trúc chung của địa hình đồng bằng, mặt khác chúng là một trong những nhân tố có tính quyết định tới quá trình động lực hiện đại, là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu địa mạo phục vụ báo tai biến lũ. Các dạng cơ bản của địa hình nhân sinh gồm:

a. Địa hình hình thành từ các công trình thuỷ lợi

Hệ thống các công trình thuỷ lợi trong khu vực Đà Nẵng Hội An khá phong phú. Các công trình thuỷ lợi Hòa Trung, Hòa Kh−ơng (Đà Nẵng), Phú Ninh, Thạch Bàn (Quảng Nam) đã tạo nên những dạng địa hình nhân sinh đặc tr−ng nh− đập tràn, hồ chứa n−ớc, các hệ thống kênh m−ơng.

ảnh h−ởng lớn nhất tới môi tr−ờng của các đập chính là hệ thống kênh m−ơng đ−ợc xây dựng tới hầu hết các địa ph−ơng của đồng bằng Đà Nẵng, Quảng Nam. Trong phạm vi phía tây của các đồng bằng này, hầu hết các kênh đều đ−ợc đào sâu trên địa hình gò đồi cao 20 - 30m, tuy nhiên dọc hai bờ kênh này vẫn hình thành các đê cao 2 - 3m do tận dụng đất đ−ợc đào từ d−ới lên. Các tuyến kênh do đào sâu này cũng nh− các tuyến kênh đắp cao 3 - 4m ở những khu vực này có ảnh h−ởng tới việc thoát lũ của sông vào mùa m−a, nh−ng không lớn lắm do chúng nằm

ở phần địa hình cao hoặc kéo dài theo chiều n−ớc chảy. Ngoài việc trực tiếp t−ới cho đồng ruộng, các tuyến kênh m−ơng đã làm thay đổi chế độ n−ớc d−ới đất của khu vực, làm thay đổi đáng kể môi tr−ờng sinh thái theo h−ớng tích cực.

b. Hệ thống kè trị thuỷ

Để chỉnh trị dòng chảy chống xói lở bờ, dọc sông Thu Bồn đã đ−ợc xây đắp nhiều kè mỏ hàn. Các kè này th−ờng đ−ợc đắp gần vuông góc với bờ sông (tạo góc 92 - 950 so với h−ớng dòng chảy), chiều dài từ 10 - 20m, độ cao giảm dần từ bờ về phía lòng sông. Chúng th−ờng hợp thành hệ thống và đ−ợc các nhà thuỷ lợi tính toán thiết kế chi tiết. Sau khi đắp kè, một số bờ đã chuyển từ trạng thái xói lở sang tích tụ. Tuy nhiên không phải tất cả các kè đều có tác dụng tích cực, một số kè đã tạo nên hiện t−ợng xoáy ở phía sau và tạo nên sự xói lở đáng kể.

c. Hệ thống giao thông

Cũng nh− các tỉnh khác của Trung Bộ, hệ thống giao thông của khu vực nghiên cứu có hai ph−ơng chính là á kinh tuyến (song song với đ−ờng bờ biển) và á vĩ tuyến. Do cấu trúc chung của địa hình, Quốc lộ I và đ−ờng sắt Thống Nhất th−ờng cắt vuông góc với h−ớng chảy của các thung lũng sông. Quốc lộ I chỉ đ−ợc đắp cao từ 1 - 2m so với bề mặt đồng bằng bằng phẳng, n−ớc có thể dễ dàng chảy tràn trên diện rộng vào các kỳ lũ lớn, ít gây nên sự biến động về chế độ động lực. Tuy nhiên, taluy phía hạ l−u rất dễ bị phá hủy do tác dụng của hiện t−ợng xâm thực giật lùi. Khác với đ−ờng bộ, đ−ờng sắt Bắc - Nam th−ờng đ−ợc đắp cao để tránh mực n−ớc lũ cao nhất (ảnh 3.2). Chính điều đó đã gây nên sự biến động mạnh của dòng chảy vào mùa lũ. Dòng n−ớc lũ bị chặn lại bởi các đê nhân tạo này, chuyển động dọc theo đ−ờng tàu và chảy khá mạnh qua các cầu cống, gây nên những xoáy mạnh ở chân cầu. Đây là nguyên nhân chính gây nên sự h− hại các đoạn đ−ờng sắt trong khu vực và còn có thể tạo điều kiện gây nên lũ quét ở phần sau các cầu cống. Hệ thống đ−ờng ph−ơng á vĩ tuyến th−ờng song song với các thung lũng sông, có tác dụng nh− những tuyến đê ngăn lũ.

70

nếu không chú ý tới diện phân bố của lòng sông mùa lũ sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng. Việc thu hẹp lòng sông bằng cách thay cầu bằng cống, thậm chí bằng cả đ−ờng đã vô tình tạo nên những đập chắn. Sự phá huỷ các đập chắn này vào mùa m−a lũ cũng sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn tới lũ quét cho phần hạ l−u.

d. Các công trình đô thị

Một số công trình mới xây dựng trong vài năm gần đây trong khu vực nghiên cứu có liên quan đáng kể với những biến động môi tr−ờng, đặc biệt là các công trình đ−ợc xây dựng ven sông đã làm cản trở khả năng thoát lũ của các con sông. Các khu tập trung dân c− đông đúc với các công trình xây dựng lớn (các khách sạn, nhà nghỉ) trên các đê cát biển và trên bề mặt tích tụ đầm phá cổ ở khu vực Cửa Lấp cũng có thể gây nên sự biến động các quá trình động lực ở đây. Đặc biệt đây cũng là những vị trí địa hình ch−a ổn định, có nguy cơ biến động cao, bởi vậy hết sức nguy hiểm khi định c− trên đó.

Tóm lại, cấu trúc địa mạo l−u vực sông Thu Bồn phản ánh rõ nét mối t−ơng tác giữa cấu trúc địa chất - tân kiến tạo với các quá trình ngoại sinh, tạo nên một cấu trúc hình vòng cung quay mặt về biển đông, với các dãy núi cao bao bọc từ hai phía và thấp dần vào trung tâm. Các dãy núi cao ở tây, tây bắc và tây nam l−u vực đón trọn các đợt gió mùa đông bắc đem m−a từ biển vào và các nhiễu động thời tiết do hoạt động của xoáy thuận và sự kết hợp của gió mùa đông bắc với dải hội tụ nhiệt đới ở nam Biển Đông, tạo ra một thời kỳ cao điểm của mùa m−a với những trận m−a lớn kéo dài ở phần th−ợng nguồn. Cộng với đặc điểm diện tích phần hứng n−ớc rộng, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc và độ chênh cao địa hình lớn, cùng với sự có mặt các thung lũng sông cấu trúc dạng xuyên thủng, khả năng phát sinh lũ quét, đặc biệt là lũ quét - bùn đá trên l−u vực sông Thu Bồn là vô cùng cao. Phần trung l−u của sông Thu Bồn ngắn, bởi vậy khả năng tập trung n−ớc với l−u l−ợng lớn về đồng bằng hạ l−u rất nhanh. Do hệ thống dòng chảy chính ở phần hạ l−u phát triển và bị khống chế bởi cấu trúc địa hào ph−ơng á vĩ tuyến, lại bị các dạng địa hình tự nhiên là các thế hệ đê cát, doi cát ở cửa sông và các công trình giao thông, đô thị chắn vuông góc, làm cản trở khả năng tiêu thoát lũ, khiến cho nguy cơ ngập lụt trên đồng bằng hạ l−u sông Thu Bồn rất cao, đồng thời tạo ra các trục động lực dòng chảy thoát lũ rất mạnh về phía đông bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)