Nhóm các ph−ơng pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 44)

a) Ph−ơng pháp phân tích nguồn gốc - hình thái

Ph−ơng pháp này đ−ợc xây dựng trên cơ sở nguyên lý cho rằng hình thái địa hình có liên quan chặt chẽ với nguồn gốc của nó. Nói cách khác, mỗi kiểu nguồn gốc địa hình khác nhau đ−ợc đặc tr−ng bởi một kiểu hình thái địa hình riêng biệt. Trong luận án, ph−ơng pháp này đ−ợc sử dụng để phân loại và gộp nhóm các thành tạo địa hình dựa theo đồng thời hai đặc tr−ng của chúng là nguồn gốc và hình thái, làm cơ sở để đánh giá mức độ ngập lụt và các tai biến lũ có thể gây ra.

Ví dụ ở phần hạ l−u của sông Thu Bồn việc thành lập bản đồ địa mạo cảnh báo lũ lụt phải đ−ợc xây dựng theo nguyên tắc nguồn gốc - lịch sử có độ chi tiết cao đối với tất cả những dạng địa hình liên quan đến mực n−ớc lũ theo quy luật của địa mạo dòng chảy. Địa hình bãi bồi sông cần đ−ợc phân hóa đến tối đa. Chúng tôi đã tách ra đ−ợc tới ba mực bãi bồi khác nhau, trong đó hai bậc là những thành tạo trong điều kiện bình th−ờng mà các nhà địa mạo quen gọi là mực bãi bồi cao và mực bãi bồi thấp, còn mực thứ ba biến động nhiều nhất đ−ợc thành tạo trong quá trình di chuyển ngang đột biến của lòng sông khi có lũ lớn. Đối với các bề mặt nguồn gốc tích tụ biển hình thành trong Holocen, chỉ cần phân biệt hai mực bề mặt là thềm biển nguyên là đáy vũng vịnh nay hằng năm

34

đều bị lũ tràn ngập và bề mặt thềm biển nguyên là những thành tạo bar cát hoặc đê cát ven bờ nay không thể bị n−ớc lũ tràn ngập.

Một yếu tố quan trọng nữa cũng đ−ợc đo vẽ chi tiết là hệ thống các lòng sông cổ. Chúng đ−ợc nhận biết d−ới dạng những dải trũng kéo dài, có đ−ờng tụ thủy t−ơng đối rõ ràng, đôi chỗ còn sót lại những hồ móng ngựa. Các lòng sông cổ này th−ờng liên kết với nhau thành hệ thống và chúng có thể “sống lại” mỗi khi có lũ tràn bờ. Do không có đê ngăn lũ, nên khi lũ tràn bờ, chúng trở thành những đ−ờng trục động lực của lũ và tiềm ẩn nhiều khả năng gây tai biến nghiêm trọng.

b) Ph−ơng pháp phân tích động lực - hình thái

Ph−ơng pháp này dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa động lực thành tạo và các đặc điểm hình thái của địa hình. Đặc điểm hình thái của một dạng địa hình nào đó, tích tụ hay mài mòn, xói lở, là kết quả tác động của một hay vài nhân tố động lực chiếm −u thế nào đó.

Trong luận án, ngoài việc áp dụng ph−ơng pháp này để nghiên cứu các vấn đề địa mạo chung có liên quan đến sự hình thành và phát triển của các thành tạo địa hình, nó còn đ−ợc sử dụng một cách hiệu quả để đánh giá tai biến lũ lụt thông qua các dấu vết dòng lũ để lại trên địa hình.

Phân tích và nghiên cứu các dấu vết lũ lụt để lại trên địa hình ở phần hạ l−u sông Thu Bồn nh−: những vụng xoáy ở mặt sau cầu cống, dấu vết xâm thực giật lùi mặt sau h−ớng về hạ l−u của các con đ−ờng, dấu vết của những lòng sông cổ đ−ợc tái hoạt động bởi dòng lũ hay là dấu vết xói lở bờ sông bên cung bờ lõm... cho phép chúng tôi tái hiện lại bức tranh về động lực của dòng lũ khi chúng xuất hiện. Điều này rất có ý nghĩa, bởi nó là căn cứ quan trọng cho việc xác định những vị trí xung yếu hay những vị trí dễ bị tổn th−ơng bởi lũ lụt, làm cơ sở quan trọng cho việc cảnh báo và giảm thiểu những thiệt hại do lũ gây ra.

c) Ph−ơng pháp trắc l−ợng - hình thái

Ph−ơng pháp này cho phép phân tích định l−ợng địa hình bề mặt trái đất. Trong đó bao gồm việc nghiên cứu đặc điểm hình thái địa hình cũng nh− việc biểu hiện chúng trên bản đồ địa hình, trên ảnh viễn thám... Nhờ có các thủ pháp khác nhau, bao gồm các thủ pháp thủ công bằng tay đến việc dùng các máy móc, đặc biệt

nhờ GIS, có thể nghiên cứu hình thái địa hình, độ cao tuyệt đối, độ cao t−ơng đối, độ dốc, độ chia cắt ngang, độ chia cắt sâu, bề mặt cơ sở, v.v..., một cách có hiệu quả. Ph−ơng pháp trắc l−ợng hình thái đ−ợc sử dụng trong luận án để đánh giá những đặc tr−ng hình thái của l−u vực sông Thu Bồn và các l−u vực nhỏ trong nó. Nội dung đánh giá bao gồm độ chênh cao địa hình, độ dốc của l−u vực, h−ớng của l−u vực và mật độ chia cắt ngang địa hình. Các yếu tố này có mối quan hệ trực tiếp với quá trình hình thành và phát sinh tai biến lũ, đặc biệt là lũ quét trên các l−u vực sông suối nhỏ ở phần th−ợng và trung l−u. Độ dốc của địa hình và mật độ chia cắt ngang cho thấy mức độ tập trung dòng chảy trên l−u vực, còn h−ớng của l−u vực lại có quan hệ mật thiết với h−ớng đón gió, đón m−a, phân bậc độ cao địa hình để đánh giá mức độ ngập lụt... Trong luận án chúng tôi sử dụng bản đồ địa hình và công cụ GIS để đánh giá các thông số trắc l−ợng hình thái địa hình này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 44)