Cấu trúc địa hình phần đồi núi (vùng trung và th−ợng l−u)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 72)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.1.1. Cấu trúc địa hình phần đồi núi (vùng trung và th−ợng l−u)

Địa hình khu vực này đ−ợc thành tạo chủ yếu bởi quá trình tạo núi Kainozoi trên móng không đồng nhất và có sự phân hóa thành 4 bộ phận rõ rệt (hình 3.1). ở phía Nam là các núi khối tảng trên móng cổ Proterozoi của địa khối Kon Tum, đ−ợc nâng lên độ cao 1000-2500m chủ yếu bởi chuyển động khối tảng dọc theo các đứt gãy. Đới Kon Tum bị dập vỡ bởi hàng loạt hệ thống đứt gãy với h−ớng chủ đạo là á kinh tuyến và tây bắc - đông nam. Chuyển động khối tảng có biên độ tăng dần từ đông sang tây. ở phía tây là khối núi Ngọc Linh, đ−ợc nâng mạnh nhất theo kiểu địa luỹ, có độ cao 2000 - 2500m. ở phía nam khối Ngọc Linh, các bề mặt pedimen tuổi Mioxen đ−ợc nâng lên độ cao 1400- 2000m, tạo nên địa hình cao nguyên khối tảng. Từ tây sang đông, địa hình có dạng bậc điển hình; mặt cắt từ bắc xuống nam có dạng mềm mại hơn do sự phân dị chuyển động khối tảng theo h−ớng này yếu hơn. Bề mặt tuổi Mioxen muộn ở trung tâm có độ cao 1800m và nghiêng thoải về hai phía xuống độ cao 1400m.

62

Bộ phận phía bắc của l−u vực là vùng núi trung bình Đông Lâm - Hải Vân nằm ở bắc sông Côn - sông Vu Gia, gồm các khối núi địa luỹ - khối tảng và núi khối tảng uốn nếp phát triển trên các đá trầm tích biến chất loạt A V−ơng, Long Đại và các đá magma xâm nhập của các phức hệ Đại Lộc, Hải Vân và Bà Nà. Địa hình có dạng tuyến kéo dài ph−ơng á vĩ tuyến, xen trong đó là các khối núi vòm - khối tảng Bà Nà, Đak Rênh phát triển trên các thể xâm nhập dạng vòm. Sự nâng mạnh của móng đ−ợc thể hiện bởi các diện lộ lớn của các thể xâm nhập và sự vắng mặt các trầm tích Mesozoi trong vùng. Các bề mặt san bằng tuổi Miocen muộn đ−- ợc nâng lên độ cao 1000-1200m so với các vùng phía nam là 800-900m. Vùng này chịu sự tác động mạnh của hệ đứt gãy ph−ơng á vĩ tuyến. Quá trình phong hóa, bóc mòn và xâm thực đã góp phần tạo địa hình thung lũng kiến tạo - bóc mòn Hiên - Trung Mang có chiều rộng từ 1000 - 5000m, kéo dài từ tây Đà Nẵng đến giáp biên giới Việt - Lào.

Phía Bắc và rìa Tây của l−u vực là địa hình núi dạng khối tảng - uốn nếp, kéo dài theo ph−ơng TB - ĐN và thấp dần từ tây nam đến đông bắc. Đây là phạm vi thuộc phức nếp lồi Tr−ờng Sơn, có móng uốn nếp Paleozoi bị dập vỡ bởi hàng loạt đứt gãy có h−ớng chủ đạo là TB - ĐN. ở vị trí trục của phức nếp lồi là dãy Tr−ờng Sơn kéo dài, cao 1100-1600m, đ−ợc cấu tạo bởi các đá xâm nhập phức hệ Đại Lộc. ở hai cánh phát triển các dãy núi có đ−ờng sống núi kéo dài h−ớng TB - ĐN và độ cao giảm dần về các phía. Các dãy núi này đ−ợc cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích biến chất hệ tầng Long Đại. ở rìa phía tây l−u vực sông Thu Bồn, trục dài của các khối nâng dạng vòm vẫn có ph−ơng TB - ĐN. Tại đây, bề mặt san bằng tuổi Pliocen có độ cao 800m đ−ợc phát triển trên các đá biến chất Paleozoi, xung quanh là các dãy núi đơn nghiêng cao 200 - 600m phát triển trên các đá trầm tích Mezozoi có đ−ờng ph−ơng l−ợn vòng quanh vòm. Tại khu vực Khe Tin (tây sông Bung) và Bim San (tây nam Đak Pet), các chuyển động nâng dạng vòm đ−ợc kết hợp với chuyển động khối tảng dọc các đứt gãy h−ớng TB - ĐN. ở phần trung tâm, bề mặt san bằng tuổi Mioxen muộn đ−ợc nâng lên độ cao 1600 - 1800m, th−ờng phát triển trên các đá biến chất cổ hoặc đá xâm nhập. Phần rìa phát triển các khối núi có độ cao từ 1200 - 1400m, đ−ờng sống núi có dạng toả tia từ đỉnh của vòm và độ cao cũng giảm dần về các phía.

ở trung tâm khu vực nghiên cứu là địa hình núi uốn nếp - khối tảng, kéo dài theo ph−ơng á vĩ tuyến, phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích Mezozoi. Cấu trúc của đá gốc đ−ợc phản ánh khá rõ nét trên địa hình. Các núi dạng mặt bàn, địa hình cuesta là đặc tr−ng cho địa hình vùng núi này. Các đá trầm tích Mesozoi chịu tác động mạnh của các chuyển động tân kiến tạo. Các đứt gãy chia cắt móng thành những khối tảng có ph−ơng kéo dài á vĩ tuyến, đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam. Các khối tảng này đ−ợc nâng theo biên độ chung của toàn vùng, tạo các khối và dãy núi cao 600-1000m. Các s−ờn vách đổ lở - kiến trúc, các bề mặt đỉnh dạng mặt bàn nghiêng đ−ợc phát triển khá điển hình tại các khối núi Mặt Quỷ, núi Tung Tang, núi Khe Ba... Sự đổi ph−ơng địa hình từ á vĩ tuyến của các khối này sang tây bắc - đông nam tại khối núi Ca-con-vơ (phát triển trên các đá trầm tích hệ tầng AV−ơng) ở phía tây phản ánh sự lặp lại của các chuyển động tạo núi tân kiến tạo trên các bình đồ cấu trúc Mesozoi, Paleozoi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 72)