Đồng bằng mài mòn-bóc mòn-tích tụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 76)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.1.3.1. Đồng bằng mài mòn-bóc mòn-tích tụ

Thuộc kiểu đồng bằng này gồm có:

a. Đồng bằng mài mòn - bóc mòn rìa khối nâng trên các kiến trúc không đồng nhất bao gồm các đồng bằng Hòa Ninh - Hòa Th−ợng, đồng bằng An Hòa và đồng bằng Quế Sơn - Thăng Bình, nằm chuyển tiếp giữa vùng núi nâng mạnh ở phía tây và dải đồng bằng với móng sụt lún phía đông. Đồng bằng có tính phân bậc từ tây sang đông. Giáp chân s−ờn núi là các bề mặt pediment cổ cao 80-120m bị phân cắt tạo gò đồi thoải. Tiếp đến là bề mặt thềm mài mòn hoặc pediment cổ cao 40-60m khá phổ biến ở khu vực Túy Loan - Hòa Kh−ơng và Quế Sơn - An Hòa. Các bề mặt tích tụ chủ yếu đ−ợc cấu tạo bởi các trầm tích sông và biển - vũng vịnh. Bề dày trầm tích Đệ Tứ chỉ đạt vài mét đến 20m. Trên dải đồng bằng này gặp rải rác các khối sót mài mòn - bóc mòn lộ trơ đá gốc.

b. Đồng bằng mài mòn - tích tụ với móng sụt lún dạng khối tảng yếu đ−ợc lấp đầy bởi trầm tích biển tuổi Đệ Tứ. Kiểu kiến trúc - hình thái này gồm đồng bằng Nam Ô và đồng bằng Thăng Bình. Các đồng bằng này có móng sụt yếu trong Đệ Tứ, trên đó các trầm tích biển tạo thành các đê cát nổi cao l0-15m, kéo dài song song với đ−ờng bờ. Ranh giới ngoài của dải đồng bằng đ−ợc khống chế bởi các đứt gãy ph−ơng tây bắc - đông nam với mặt tr−ợt nghiêng về phía đông. Móng của đồng bằng nghiêng thoải theo h−ớng từ lục địa ra biển. Tại vị trí mặt tr−ợt của đứt gãy, móng tạo bậc sâu trên 100m, chuyển sang kiểu kiến trúc hình thái khác.

Cấu tạo nên đồng bằng chủ yếu là các trầm tích biển thuộc hệ tầng La Châu (mQ13a lc) và Nam Ô (mQ13b no). Bề dày của lớp phủ Đệ Tứ chỉ đạt l0-30m.

66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 76)