Địa hình dòng chảy tạm thờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 86)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.2.2.1. Địa hình dòng chảy tạm thờ

Các dòng chảy tạm thời phân bố rộng rãi và hoạt động khá mạnh trên cả vùng núi và đồi ven rìa đồng bằng. Dòng chảy tạm thời tạo ra một số dạng địa hình có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tr−ợt lở, cung cấp vật liệu cho quá trình hình thành và phát sinh tai biến lũ quét-bùn đá:

1. M−ơng xói và khe xói

Trong khu vực nghiên cứu, do l−ợng m−a cao lại tập trung chủ yếu theo mùa, nên n−ớc chảy trên các bề mặt thềm và pediment cổ th−ờng tập trung lại theo các máng trũng nông, máng trũng sâu rồi hình thành nhiều m−ơng xói, khe xói. Dạng địa hình xâm thực do dòng tạm thời này phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi thuộc phần trung và th−ợng l−u sông Thu Bồn. Cũng tại các khu vực này, nhiều m−ơng xói đã đ−ợc phát triển lâu dài tạo nên các dải trũng kiểu máng xói. Đó là dạng địa hình âm kéo dài từ vài trăm mét đến trên một km, rộng 30 - 50 mét, trắc diện dọc t−ơng đối thoải, song trắc diện ngang còn dốc trên 200 (ảnh 3.7).

2. Thềm sông - lũ tuổi đầu Pleistocen muộn

Thềm sông - lũ đ−ợc thành tạo tại các khu vực có sự vận chuyển mạnh của vật liệu ở phần cửa các khe suối đổ vào thung lũng chính hoặc trũng thoải và chính các thành tạo này sau đó lại bị phân cắt bởi quá trình xâm thực của sông vào giai đoạn sau để tạo thành thềm giả hình thành từ những nón phóng vật - lũ tích kích th−ớc lớn. Đặc tr−ng của thềm là các bề mặt nghiêng thoải 5 - 10o, kéo dài từ vài trăm mét đến vài km từ chân s−ờn núi về phía thung lũng, cấu tạo bởi vật liệu thô nh− cuội tảng lớn, không phân lớp. Dạng địa hình trên phân bố khá rộng rãi dọc thung lũng Thúy Loan, Cu Đê, Ngọn Thu Bồn…

Các bề mặt tích tụ sông - lũ có chiều rộng đạt trên 2000m, độ cao t−ơng đối ở phần chân s−ờn núi khoảng 40 - 60m, giảm còn 20 - 30m ở vách dốc xuống thềm sông bậc I. Tại phần gần chân s−ờn, tầng tích tụ dày trên 5m, gồm tảng và cuội lớn, chủ yếu hình thành từ các đá granit 2 mica của s−ờn kế cận, độ mài tròn trung bình. Phần rìa phân bố cuội đá granit và cuội đá sừng rắn chắc, kích th−ớc nhỏ và độ mài tròn tốt hơn cuội ở phần giáp s−ờn núi, phần trên của mặt cắt còn phân bố lớp cát sạn

76

xám vàng. Các bề mặt tích tụ sông lũ tuổi đầu Pleistocen muộn bị các máng xói phân cắt, tạo địa hình gò thoải, là nơi c− trú và canh tác chính của đồng bào các dân tộc ít ng−ời, đồng thời cũng là nơi hứng chịu những tai biến lũ quét, lũ bùn đá nguy hiểm.

3. Bề mặt tích tụ sông - s−ờn tích - lũ tích tuổi Đệ tứ không phân chia

Các dạng địa hình trũng do quá trình xâm thực, bóc mòn và tích tụ khá phổ biến trong phạm vi vùng núi và đồi khu vực nghiên cứu. Các bề mặt th−ờng nghiêng thoải từ chân s−ờn đồi núi về trung tâm trũng, nghiêng theo chiều dòng chảy và đ−ợc thành tạo đồng thời với các thềm sông suối. Vật liệu tích tụ đ−ợc đ−a đến từ các s−ờn kế cận th−ờng có độ mài tròn và độ chọn lọc kém (ảnh 3.8). Các đáy trũng trong vùng đồi th−ờng có địa hình phẳng hơn và đ−ợc cấu tạo bởi hai tập trầm tích t−ơng ứng t−ớng lòng và t−ớng bãi bồi sông, song độ mài tròn chọn lọc ở cả hai tập này đều kém.

4. Bề mặt tích tụ s−ờn tích - lũ tích

Các bề mặt tích tụ s−ờn tích - lũ tích phân bố d−ới chân các s−ờn dốc giáp đồng bằng, chúng tạo nên dải vạt gấu s−ờn tích rộng từ vài chục đến vài trăm mét, nghiêng thoải từ chân s−ờn về phía đồng bằng. Tùy thuộc vào thành phần đá gốc trên s−ờn, trầm tích và địa hình tích tụ có sự khác biệt. Các bề mặt tích tụ d−ới chân những s−ờn đá granit (chân núi Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà …) có độ dốc đạt 8 - 12o, cấu tạo bởi vật liệu hạt thô với −u thế của các tảng lăn. Chân s−ờn của các khối núi đá phiến th−ờng có dạng những bề mặt nghiêng thoải, cấu tạo bởi vật liệu hạt nhỏ lẫn nhiều bột sét.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 86)