Địa hình tích tụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 92)

III IV V VI VII V IX XXI

b. Các vỏ thấm đọng

3.2.4.2. Địa hình tích tụ

Nh− đã đề cập tới ở trên, hệ thống đê cát - đầm phá là đặc tr−ng cơ bản của cấu trúc địa mạo đới ven biển Trung Bộ. Trong phạm vi vùng nghiên cứu, các thành tạo

82

này gồm có 4 thế hệ: Pleistocen muộn, Holocen giữa, Holocen giữa - muộn và Holocen muộn.

4. Bề mặt đê cát và tích tụ vũng vịnh tuổi Pleistocen muộn

Xét về lịch sử phát triển đồng bằng, đây là thế hệ đê cát - vũng vịnh thứ hai, nh−ng do thế hệ thứ nhất - các đê cát tuổi đầu Pleistocen muộn không đ−ợc bảo tồn còn các đầm phá thời kỳ này t−ơng ứng với trầm tích hệ tầng Hòa Tiến hoàn toàn bị phủ bởi các thành tạo trẻ hơn nên chúng trở thành địa hình đê cát - vũng vịnh cổ nhất.

Bề mặt này có diện phân bố khá rộng rãi ở Nam Ô- Hòa Khánh, H−ơng An- Thăng Bình, là thế hệ đê cát đ−ợc phát triển hoàn thiện. Trên chiều rộng 1,5 - 2km, bề mặt của đê cát (bar bờ) nghiêng thoải từ độ cao 15 - 18 m ở phía tây xuống 10 - 12m về phía đông. Trong phạm vi này còn phân bố nhiều dải trũng thoải kéo dài song song nhau và theo h−ớng chung của đê cát. Nhiều dải trũng có n−ớc th−ờng xuyên kể cả mùa khô, tạo nên cảnh quan hồ trên "hoang mạc cát" khá độc đáo. Sự có mặt của các hồ n−ớc trên các trũng có ý nghĩa lớn với sự sống trên địa hình cát này.

Cấu tạo nên các bề mặt trầm tích hệ tầng Nam Ô (mQ13bno) với thành phần chủ yếu là cát thạch anh có độ chọn lọc, mài tròn tốt. Phần d−ới của mặt cắt, đôi nơi gặp ít cuội thạch anh mài tròn tốt. ở phía đông, bề mặt tích tụ cát biển cuối Pleistocen muộn bị phân cắt, tạo vách xuống thềm biển 4-6m. Tại H−ơng An, bề mặt bị cắt bởi bãi bồi cao của sông.

Các bề mặt tích tụ vũng vịnh t−ơng ứng với đê cát tuổi Pleistocen muộn phân bố khá rộng rãi, có vị trí địa mạo giữa các bề mặt tích tụ biển - sông biển cùng tuổi ở phía đông và các thềm mài mòn tích tụ cao 20-30m ở phía tây, phân bố ở khu vực Thăng Bình. Độ cao tuyệt đối của bề mặt từ 8-12m.

Bề mặt đ−ợc cấu tạo bởi trầm tích hệ tầng Thăng Bình gồm bột sét màu xám xanh, xám trắng chứa foraminifera, xen các lớp cát màu xám trắng. Phần trên, trầm tích bị laterit hóa mạnh, đôi nơi tạo các lớp đá ong. Các trầm tích hệ tầng Thăng Bình bị phân cắt, xâm thực, tạo địa hình dạng gò thoải. Các gò này có độ cao giảm dần từ tây sang đông. Bề mặt cắt và tạo vách cao 5-7m vào bề mặt thềm 20-30m.

Phần giáp các vách mài mòn này, bề mặt đ−ợc cấu tạo bởi trầm tích hạt thô, phần d−ới gồm chủ yếu là cuội thạch anh mài tròn tốt, chuyển lên là cát lẫn cuội sỏi thạch anh mài tròn màu xám trắng.

5. Bề mặt đê cát và tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa

Hệ đê cát và bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa đ−ợc thành tạo trong thời kỳ cực đại của biển tiến Flandrian, hiện tồn tại trên độ cao từ 4 - 6 mét. Sự phân bố kề nhau của hai thành tạo này đ−ợc quan sát tại khu vực Hội An - Vĩnh Điện. Tại phía đông Thăng Bình bề mặt tích tụ vũng vịnh thời kỳ này nằm ở phía trong của đê cát đã đ−ợc thành tạo từ Pleistocen muộn hoặc phía trong các đảo chắn đ−ợc cấu tạo bởi đá gốc.

Các đê cát tuổi Holocen giữa đ−ợc bảo tồn trên một diện tích rộng tạo nên dải đất cao Hội An - Đà Nẵng. Đê cát điển hình của thời kỳ này phân bố tại khu vực Hội An - Đà Nẵng. Bề mặt các đê cát t−ơng đối phẳng, nghiêng về phía biển với dấu vết bar bờ cổ và những dải trũng thoải giữa các bar. Cấu tạo nên chúng là cát thạch anh hạt trung lẫn 8 - 12% bột sét. Màu của trầm tích thay đổi từ xám trắng đến xám vàng. Về phía đông, đê cát bị thềm 2 - 3m hoặc các thành tạo vũng vịnh tuổi Holocen muộn cắt và tạo vách. Về phía tây, chúng chuyển tiếp dần sang bề mặt tích tụ vũng vịnh cùng thời kỳ, tuy nhiên ranh giới giữa chúng vẫn đ−ợc thể hiện bởi một s−ờn thoải do cát di động.

Trầm tích vũng vịnh tuổi Holocen giữa tạo nên bề mặt đồng bằng bằng phẳng trên độ cao 4 - 6m, phân bố rộng rãi ở khu vực Kỳ Lam, Vĩnh Điện, nam Duy Xuyên,… Các bề mặt đều có độ nghiêng thoải về phía bờ biển. Tại Kỳ Lam, Vĩnh Điện, bề mặt vũng vịnh thời kỳ này bị các dòng chảy Holocen muộn phân cắt mạnh, chỉ đ−ợc bảo tồn ở dạng sót. Chúng đ−ợc phân biệt khá rõ với các thành tạo trẻ hơn bởi sự nổi cao với hình thái bề mặt bằng phẳng. Cấu tạo nên bề mặt này là thành tạo khá đặc tr−ng cho t−ớng vũng vịnh: phần ven bờ và đáy vũng vịnh là các vật liệu thô nh−

cát, cát bột, cát sỏi, trung tâm là các lớp sét bột màu xám xanh, xám đen giàu thực vật hoá than với tập hợp bào tử phấn hoa của đới rừng ngập mặn ven biển.

6. Bề mặt đê cát và tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa - muộn

84

chiều rộng từ 200 - 800m, kéo dài 5 - 8km. Chúng đều có hình thái chung là s−ờn đón gió (s−ờn đông) nghiêng thoải 8 - 15o với nhiều đụn thấp dần về phía biển, s−ờn khuất gió (s−ờn tây) th−ờng dốc trên 30o.

Cũng nh− các thành tạo đê cát, bề mặt tích tụ vũng vịnh sau biển tiến Holocen trung cũng có bất th−ờng, đó là sự thu hẹp của các vũng vịnh và sự phổ biến của các đầm lầy và đầm phá có hoạt động dòng chảy mạnh. Các đầm phá, đầm lầy th−ờng đ−ợc phân bố kế cận phía trong các đê cát, kéo dài song song với bờ và nối liền giữa các cửa sông. Đầm phá điển hình là dải trũng kéo dài từ Cửa Đại đến Ngũ Hành Sơn, đã trong quá trình thoái hoá đã từng là sông Để Võng - tuyến đ−ờng giao thông quan trọng nối liền Đà Nẵng - Hội An thời kỳ thịnh v−ợng của đô thị cổ này. Cấu tạo nên các đầm lầy và đầm phá này không phải là các trầm tích hạt mịn với các tập sét dày nh− các thời kỳ tr−ớc đây mà là các lớp cát lẫn bột sét giàu vật chất hữu cơ, lớp mỏng sét xám đen và thấu kính than bùn. Phần trên mặt th−ờng là lớp cát lẫn bột xám vàng đ−ợc thành tạo do hoạt động bồi tụ của sông vào mùa m−a lũ, kết thúc chế độ đầm phá của chúng.

7. Bề mặt bãi biển Holocen muộn

Dọc bờ biển phát triển hai bãi biển: bãi biển cổ đ−ợc nâng và tạo thềm 2 - 3m và bãi biển hiện đại. Thềm 2 - 3m phân bố ở phía đông đê cát thiên nhiên Sơn Trà- Cửa Đại. Đó là các bề mặt có chiều rộng 300 - 500m, địa hình phẳng, nghiêng thoải về phía biển, cấu tạo bởi cát hạt trung đến thô màu xám vàng, chọn lọc mài tròn tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)