Mục tiêu của việc nghiên cứu lũ lụt không phải chỉ xác định phạm vi ảnh h−ởng của lũ hay những đặc điểm của nó đã diễn ra, mà còn phải dự báo đ−ợc mức độ tác động và những thiệt hại mà chúng có thể gây ra trong t−ơng lai (Cochrane, 1981). Để giải quyết vấn đề này, các nghiên cứu địa mạo có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, các đơn vị địa hình của đồng bằng sẽ quy định dòng chảy của lũ, sự l−u thông cũng nh− sự dồn ứ n−ớc vào những chỗ trũng,..., điều đó cho thấy nếu nghiên cứu và đo vẽ chi tiết đ−ợc địa hình sẽ góp phần rất lớn cho việc cảnh báo tr−ớc những điều kiện về lũ sẽ xảy ra. Thứ hai, các bậc thềm sông trên những vùng đồng bằng thấp và thành phần vật chất của chúng : cuội, sỏi, cát và sét là sản phẩm tích tụ của chính các con sông đó trong quá khứ và nó có quan hệ mật thiết với lũ lụt trong hiện tại và t−ơng lai. Ngoài ra, trên cơ sở phân tích địa hình còn có thể chỉ ra trên bản đồ địa mạo các vùng có nguy cơ tai biến: bị ngập sâu, các vùng đất canh tác nhạy cảm với lũ, các công trình dân sinh có nguy cơ bị phá hỏng bởi lũ, các khu vực có thể bị xói lở hay có thể có hiện t−ợng tr−ợt đất...
Trong nghiên cứu, các nhà địa mạo có thể sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với ảnh máy bay làm chìa khoá để giải đoán các đơn vị địa mạo chính trong vùng, hay sử dụng các kết quả nghiên cứu của ngành thủy văn để giải quyết bài toán cảnh báo lũ. Việc sử dụng công nghệ GIS còn cho phép xây dựng mô hình số độ cao để mô phỏng địa hình thực trên cơ sở nội suy các số liệu độ cao có đ−ợc từ bản đồ địa hình, từ các điểm đ−ợc xác định bằng GPS và từ các kết quả nghiên cứu đặc điểm và các dấu vết địa mạo trên thực địa, từ đó, kết hợp với diện ngập lũ xác định
đ−ợc từ ảnh viễn thám cùng với bản đồ địa mạo chi tiết của khu vực, sẽ giúp các nhà địa mạo xác định đ−ợc các vùng có độ nhạy cảm lũ lụt, độ ngập sâu khác nhau. Quan trọng hơn, điểm khác biệt và cũng là −u điểm của cách tiếp cận nghiên cứu địa mạo so với các ph−ơng pháp khác, đó là, có thể cảnh báo đ−ợc những tai biến có khả năng xảy ra trên những vùng xung yếu vào những thời điểm xuất hiện lũ khác nhau, nhờ sự phân tích đặc điểm của các quá trình địa mạo hiện đại và lịch sử phát triển của các đơn vị địa mạo đó.