Ph−ơng pháp viễn thám và GIS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 46)

Ph−ơng pháp viễn thám & GIS tuy không phải là ph−ơng pháp địa mạo truyền thống, nh−ng nó ngày càng đ−ợc ứng dụng rộng rãi và trở thành một ph−ơng pháp quan trọng trong nghiên cứu địa mạo, đặc biệt là trong nghiên cứu và đánh giá tai biến thiên nhiên, bao gồm cả tai biến lũ lụt.

Đặc điểm của ảnh viễn thám là giúp chúng ta có thể thu nhận đồng thời đặc điểm của các đối t−ợng trên bề mặt Trái Đất trong một diện tích rộng lớn tại thời điểm bay chụp. Trong nghiên cứu lũ lụt, ảnh viễn thám có vai trò nh− một dữ liệu đầu vào quan trọng cung cấp các thông tin về cấu trúc và các đơn vị địa hình, lớp phủ thực vật, mạng l−ới sông suối. Sử dụng ph−ơng pháp viễn thám còn có hiệu quả trong việc xác định các hệ thống các lòng sông cổ trong khu vực nghiên cứu, những vị trí xuất hiện trục động lục dòng chảy trong lũ.

Nếu có những bức ảnh chụp vào thời điểm đang xảy ra lũ lụt, từ ảnh có thể chiết xuất đ−ợc thông tin về diện phân bố ngập lụt một cách nhanh chóng, chính xác. Mặt khác, sử dụng ảnh viễn thám ở các thời điểm khác nhau có thể nhận biết đ−ợc sự biến đổi của lòng dẫn sau một thời gian dài, hoặc những biến đổi mang tính đột biến sau những trận lũ lụt.

36

Vai trò chính của GIS trong nghiên cứu lũ lụt là phân tích địa hình l−u vực, mạng l−ới sông suối, tích hợp các lớp thông tin đơn tính có liên quan đến sự hình thành và phát sinh tai biến lũ lụt, tính toán các dữ liệu không gian và liên kết các bức ảnh viễn thám. Nó là công cụ quan trọng trợ giúp đắc lực các nhà địa mạo trong quá trình nghiên cứu tai biến lũ lụt, lập bản đồ và đ−a ra những quyết định cho công tác cảnh báo chúng. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đặc biệt chú ý đến việc phân tích và xác định những lớp thông tin chủ đạo, nghĩa là có trọng số cao đối với mỗi mục tiêu nghiên cứu.

Kết luận ch−ơng 1

Lũ, bao gồm lũ lụt và lũ quét, là một tai biến thiên nhiên nguy hiểm, hình thành do m−a, song tính chất và mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc và có quan hệ mật thiết với địa hình. Lũ tác động lên địa hình làm biến đổi nó, còn địa hình thì tự biến đổi một cách phù hợp và ghi lại trên diện mạo của mình những dấu tích của lũ. Nghiên cứu địa mạo, làm sáng tỏ mối quan hệ đó là cách tiếp cận đúng đắn và mang lại hiệu quả cao trong công tác cảnh báo và giảm thiểu loại hình tai biến này. Để đạt đ−ợc kết quả tốt hơn, ngoài các ph−ơng pháp nghiên cứu địa mạo, cần sử dụng thêm các ph−ơng pháp nghiên cứu khác, đặc biệt là ph−ơng pháp viễn thám và GIS.

Ch−ơng 2

Các nhân tố ảnh h−ởng đến quá trình thμnh tạo địa hình

vμ phát sinh tai biến lũ lụt trên l−u vực sông Thu Bồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 46)