Đặc tr−ng thạch học của các đá tr−ớc Kainozo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 52)

Theo thành phần vật chất, có thể phân chia các nhóm đá cấu tạo nên nền móng của khu vực nghiên cứu nh− sau:

a. Các đá trầm tích lục nguyên

Các đá trầm tích Mesozoi chủ yếu tham gia vào cấu trúc móng của đồng bằng Quảng Nam và cấu tạo nên các đồi núi thấp với s−ờn đơn nghiêng tại khu vực phía tây của đồng bằng. Theo vai trò của chúng đối với các tai biến, có thể phân chia thành hai nhóm: nhóm trầm tích hạt thô và nhóm hạt mịn.

Nhóm trầm tích hạt thô gồm các thành tạo cuội kết, cuội sạn kết và cát kết nằm ở phần thấp của hệ tầng Nông Sơn (T3 n-r ns) và hệ tầng Khe Rèn (J1kr), Hữu Chánh (J2hc). Do các vật liệu hạt thô có độ bền vững cao hoặc gần nh− trơ (thạch anh), đ−ợc gắn kết khá chắc, các thành tạo này th−ờng bị phong hoá yếu và tạo nên các khối đá tảng lớn, tham gia vào quá trình đổ lở.

Nhóm trầm tích hạt mịn gồm phần trên của các mặt cắt hệ tầng Nông Sơn và Thọ Lâm, gồm các tập sét bột kết, sét than, lớp than đá (hệ tầng Nông Sơn) hoặc lớp sét vôi, sét than hệ tầng Khe Rèn (J1kr), Hữu Chánh (J2hc). Các tập trầm tích này th−ờng dễ bị phong hoá, cho vỏ phong hóa dày và giàu sét, rất dễ bị tr−ợt lở khi đ−ợc tẩm −ớt.

b. Các thành tạo carbonat

Trong khu vực nghiên cứu, trầm tích carbonat có diện phân bố hẹp, song chúng cũng tạo nên các dạng địa hình khá đặc tr−ng. Dải đá vôi bị biến chất tạo đá hoa thuộc hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C - P nhs) có chiều rộng từ 2 đến 6 km, kéo dài trên 30 km theo ph−ơng đông bắc - tây nam, từ dải gò đồi thấp Hà Nha (đỉnh tam giác châu sông Thu Bồn), qua bắc Đại Lộc đến Ngũ Hành Sơn. Phần lớn diện phân

42

ra trên diện hẹp, tạo nên 5 đỉnh đồi của khu vực Ngũ Hành Sơn. Đá vôi phân lớp trung bình đến dày, đôi nơi có cấu tạo dạng khối, màu sắc thay đổi từ trắng sữa, hồng đến xám đen, độ tinh khiết cao. Đá vôi bị karst hoá mạnh với nhiều tầng hang động trên các khối sót hoặc bị phủ d−ới các thành tạo bở rời. Với địa hình s−ờn dốc đứng của các khối đá sót và các tầng hang động ngầm, khối đá vôi vừa tạo nên cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch, song cũng mang trong mình những nguy cơ tiềm ẩn về tai biến.

c. Nhóm đá phun trào

Các thành tạo phun trào trong khu vực nghiên cứu chủ yếu có thành phần bazơ, chúng tham gia tích cực vào quá trình hình thành tai biến thông qua vỏ phong hoá giàu sét có bề dày lớn, có khả năng tr−ơng nở cao khi thay đổi độ ẩm. Phân bố trong khu vực nghiên cứu có các đá phun trào bazơ bị biến chất mạnh thuộc các hệ tầng Núi Vú (PR3 - €1nv) và các đá phun trào cổ thuộc hệ tầng Sông Bung (T2sb).

d. Nhóm đá biến chất

Tham gia vào cấu tạo móng và các đồi, núi của khu vực nghiên cứu gồm có các đá biến chất tuổi từ PR đến PZ. Một đặc điểm đáng chú ý là các đá này th−ờng bị cà nát, dập vỡ mạnh do bị tham gia vào nhiều thời kỳ kiến tạo khác nhau. Đặc tr−ng trên làm tăng c−ờng độ phong hoá và làm giảm lực liên kết giữa các vật liệu và do vậy thúc đẩy quá trình ngoại sinh gây tai biến.

Các thành tạo biến chất tuổi PR phân bố chủ yếu ở phía nam khu vực nghiên cứu, gồm hệ tầng Tắc Pỏ (PR1tp), Sông Re (PR1sr) với tập hợp các đá gneisbiotit, plagiogneis biotit xen kẹp các lớp mỏng hoặc thấu kính amphibolit, đá phiến thạch anh - felspat - mica,v.v.,; hệ tầng Núi Vú (PR3 - €1nv) với tập hợp chủ yếu là các đá phun trào, phân dị liên tục từ bazan qua andesit đến riolit, xen kẹp ít trầm tích lục nguyên, bị biến chất mạnh; hệ tầng Khâm Đức (PR2-3) với tập hợp đá phiến amphibol, amphibolit, gnei biotit, đá phiến biotit, đá phiến amphibol, đá phiến graphit, đá phiến mica và đá phiến thạch anh felspat. Các đá biến chất tuổi Paleozoi gồm hệ tầng A V−ơng (€ - Oav) và hệ tầng Long Đại (O - S) phân bố ở phía bắc

khu vực nghiên cứu. Đây là các thành tạo phát sinh những khối tr−ợt đất dọc theo thung lũng ở phần th−ợng nguồn của sông Ngọn Thu Bồn, sông A V−ơng.

e. Nhóm đá xâm nhập

Nằm ở rìa bắc của Địa khối Kon Tum, khu vực nghiên cứu khá phổ biến các thành tạo xâm nhập từ bazơ đến axit có tuổi từ Arkeinozoi đến Kainozoi .

Các thành tạo xâm nhập axit gồm chủ yếu là các đá granit của các phức hệ xâm nhập cổ, bị biến chất mạnh, có cấu tạo dạng gneis nh− phức hệ Nậm Nin (γPR1nn), phức hệ Chu Lai (γPR3cl) phân bố ở phía nam l−u vực sông, các đá granitogneis thuộc phức hệ Đại Lộc (γSđl), ở phía tây nam Đà Nẵng. Các đá xâm nhập tuổi Paleozoi hạ và Mesozoi ít bị nén ép hơn, phân bố khá rộng rãi ở rìa đồng bằng. Đó là các đá granit, granodiorit thộc các phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (γ,γδPZ3bg-qs), phức hệ Hải Vân (γT3hv), phức hệ Bà Nà (γK2bn).

Trên các s−ờn dốc, các đá xâm nhập axit th−ờng tạo nên các khối đá lớn, tạo điều kiện cho quá trình đổ lở. Trên các bề mặt thoải, vỏ phong hoá trên các đá này có l−ợng cát sạn thạch anh lớn, làm tiền đề cho việc hình thành các loại hình vật liệu xây dựng nh− cát, sạn.

Các thành tạo xâm nhập bazơ kém phổ biến hơn, chủ yếu là diorit, diorit thạch anh, granodiorit thuộc pha 1 của phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn phân bố ở khu vực Thăng Bình, Quế Sơn, Tam Kỳ; gabrodiorit, diorit thuộc phức hệ Hòa Kh−ơng,v.v., Trên các bề mặt gò đồi thoải, các đá xâm nhập bazơ này bị phong hoá mạnh mẽ, cho vỏ phong hoá giàu sét, thúc đẩy quá trình rửa trôi hoặc tr−ợt lở khi có tác động làm tăng độ dốc s−ờn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 52)