Chuyển động tân kiến tạo và địa động lực hiện đạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 58)

Các kết quả nghiên cứu từ đề án Địa chất đô thị Đà Nẵng - Hội An [27] cho thấy trong khu vực nghiên cứu có các biểu hiện về hoạt động tân kiến tạo và địa động lực hiện đại nh− sau:

- Các cấu trúc nâng cao gồm có:

+ Vùng nâng Hải Vân có biên độ nâng tổng hợp đến 1200m, cấu trúc mới có ph−ơng á vĩ tuyến và thể hiện ở vùng núi thấp - trung bình khối tảng;

+ Vùng nâng đông Bà Nà có biên độ nâng tổng hợp không quá 500m và cũng có xu h−ớng kéo dài theo ph−ơng á vĩ tuyến, bị các đứt gãy cắt ra từng khối nhỏ tạo địa hình núi sót (núi Ph−ớc T−ờng, núi Đồng Đen);

48

+ Vùng bán đảo Sơn Trà là vùng nâng với biên độ tổng hợp trên 500m nh−ng đang bị lôi kéo vào vùng sụt lún, đồng thời nó cũng bị các đứt gãy TB-ĐN và á kinh tuyến cắt xẻ khá rõ nét;

+ Khối nâng dạng vòm Hòa Tiến nằm ở phía tây - tây bắc đồng bằng Quảng Nam có đ−ờng kính đạt trên 8 km. Các sông Vĩnh Điện, sông Yên l−ợn quanh khối nâng này và sông Bàu Sấu đã từng cắt ngang qua khối nâng, hiện đang bị thoái hoá và nhiều đoạn thu hẹp. Vòm nâng này đã thu hẹp các dòng chảy phân l−u và làm giảm khả năng thoát n−ớc từ sông Thu Bồn về phía vịnh Đà Nẵng.

+ Khối nâng Điện Bàn có đ−ờng kính khoảng 5 km là một trong những nguyên nhân làm lấp cửa sông Vĩnh Điện và gần đây lại góp phần nắn thẳng đoạn sông Thu Bồn từ đông Kỳ Lam tới Điện Bàn.

- Các vùng sụt tân kiến tạo bao gồm hai vùng chính là vùng sụt Đà Nẵng và vùng sụt Vĩnh Điện bị chia cắt bởi hai vùng nâng t−ơng đối: Hoà Vang và Ngũ Hành Sơn;

- Các biểu hiện nâng cục bộ trên vùng sụt: trên vùng sụt tân kiến tạo thấy xuất hiện một số vòm nâng địa ph−ơng, đó là vòm nâng Yên Nê, Nhơn Thọ, Hoà Vang, Điện Nam. Các vòm này có kích th−ớc nhỏ, dạng oval (bồ dục). Chúng gây ra sự biến đổi phức tạp của mạng l−ới sông và nâng cao t−ơng đối địa hình địa ph−ơng.

- Biểu hiện sụt hiện đại đ−ợc thể hiện qua một số dấu hiệu, nh− dọc sông Tuý Loan từ Cẩm Nê đến Hoà Quý lòng sông bị uốn khúc mạnh, địa hình thấp t−ơng đối, bề dày trầm tích Holocen muộn v−ợt trên 10m (lớn hơn bề mặt phong hoá laterit tuổi Pleistocen muộn nằm d−ới lớp phủ Holocen khá sâu. Tại chiếc cầu xây từ thời Pháp ở Cẩm An, Cẩm Thanh quan sát thấy hiện t−ợng nó bị chìm ngập d−ới mực n−ớc triều c−ờng và có nhiều hà bám.

Các kết quả nghiên cứu tổng hợp đã cho thấy các hoạt động tân kiến tạo trong phạm vi vùng nghiên cứu đ−ợc bắt đầu từ Miocen. Cũng nh− các nơi khác, các chuyển động tân kiến tạo ở đây thể hiện cả tính kế thừa bình đồ cấu trúc cổ (đó là sự thống trị của các chuyển động khối tảng và vòm - khối tảng phân đới theo

chiều từ bắc xuống nam) đồng thời tính phát triển mới lại thể hiện rõ ràng qua các cấu trúc ph−ơng kinh tuyến và á vĩ tuyến với sự nâng yếu dần từ tây sang đông và sự sụt lún dạng địa hào để tạo nên các bồn trũng và đồng bằng Đại Lộc - Hội An; Các chuyển động cũng phân dị theo thời gian, lúc mạnh, lúc yếu, dẫn tới tính phân bậc địa hình và sự phân nhịp của các bồn trầm tích. Biểu hiện rõ nhất của hoạt động tân kiến tạo vùng nghiên cứu là hoạt động đứt gãy, kèm theo chúng là các chuyển động khối tảng và vòm khối tảng, hoạt động phun trào bazan, các chuyển động nâng hạ địa ph−ơng trong phạm vi đồng bằng tích tụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn (Trang 58)