1.2.1. Sự cần thiết của công tác thanh tra trong hoạt động của Kiểm toán Nhà n−ớc
Giám sát, kiểm toán và thanh tra là những cơ chế kiểm soát việc thực thi công vụ ở Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất l−ợng nền quản trị công, tác động trực tiếp, toàn diện đến công cuộc cải cách hành chính và cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian tr−ớc mắt cũng nh− lâu dài.
Kiểm toán Nhà n−ớc trong hơn m−ời năm qua đã đạt đ−ợc những thành quả đáng ghi nhận trong tổ chức và hoạt động. Cùng với những thành tựu to lớn trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà n−ớc đã có những nỗ lực to lớn nhằm không ngừng đổi mới về tổ chức bộ máy và hoạt động kiểm toán, xây dựng các quy trình, chuẩn mực kiểm toán và đội ngũ kiểm toán viên lành nghề, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất n−ớc. Đồng thời, góp phần xây dựng nhà n−ớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân đ−ợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà n−ớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà n−ớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và t− pháp. Để đáp ứng đ−ợc các yêu cầu đòi hỏi của thời đại ngày nay, vấn đề đã và đang đặt ra đối với Kiểm toán Nhà n−ớc là: tiếp tục minh bạch hoá chính sách và pháp luật về hoạt động kiểm toán; tăng c−ờng tính công khai và hiệu quả trong việc sử dụng tài sản công; đơn giản hoá thủ tục hành chính; lành mạnh hoá môi tr−ờng kiểm toán; bảo đảm tính dân chủ, công bằng và công khai trong quá trình giải quyết công việc; tăng c−ờng tính trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong quá trình giải quyết công việc; đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng của công chúng đối với các thiết chế của nhà n−ớc và cơ quan.
Những yêu cầu trên cần đ−ợc nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện và có thể đ−ợc đổi mới và hoàn thiện thông qua việc tăng c−ờng các thể chế giám sát, thanh tra và kiểm toán, vì: thể chế giám sát, thanh tra phù hợp với nền kinh tế thị tr−ờng và định h−ớng xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền, đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế; cơ chế giám sát, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà n−ớc, quyền tự do, dân chủ của công dân, đặc biệt là quyền độc lập của kiểm toán viên nhà n−ớc; nâng cao trách
nhiệm của Nhà n−ớc nói chung, nền hành chính và Kiểm toán Nhà n−ớc nói riêng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài ng−ời ta thấy mọi hoạt động kinh tế, xã hội...đều có hoạt động quản lý của con ng−ời. Quản lý là một quá trình định h−ớng và tổ chức thực hiện các định h−ớng đã định trên cơ sở các nguồn lực xác định nhằm đạt kết quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn nh−: giai đoạn định h−ớng (lập kế hoạch), giai đoạn tổ chức thực hiện đều cần phải kiểm tra nhằm đánh giá hoạt động có đúng định h−ớng, có điều gì nảy sinh trong thực tế cần điều chỉnh hoạt động nhằm đạt kết quả tối −u. Nh− vậy, có thể nói thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý.
Nhà n−ớc với t− cách là ng−ời chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội... có vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế- xã hội. Những hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra th−ờng xuyên liên tục, rộng khắp trên phạm vị cả n−ớc và ở mọi ngành kinh tế... Để quản lý đ−ợc các hoạt động nói trên, Nhà n−ớc phải thực hiện chức năng kiểm tra để có các căn cứ điều chỉnh các hoạt động đó nhằm h−ớng các ngành, các địa ph−ơng vào việc phục vụ quốc tế dân sinh. Để hoạt động kiểm tra của Nhà n−ớc kịp thời, chính xác và có hiệu quả, nhà n−ớc sử dụng ph−ơng pháp kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp.
Kiểm tra trực tiếp: là việc kiểm tra mục tiêu ch−ơng trình kế hoạch, quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch và kết quả thực hiện; kiểm tra tính trung thực, chính xác, hợp lý của các thông tin ngay trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của hoạt động để có ngay các quyết định điều chỉnh xử lý.
Kiểm tra gián tiếp: để quản lý mọi hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ... của nền kinh tế, Nhà n−ớc phải thực hiện kiểm tra, nh−ng các hoạt động đó diễn ra th−ờng xuyên liên tục và phức tạp trên phạm vi cả n−ớc đòi hỏi công tác kiểm tra phải đựơc nâng cao và mở rộng; để đáp ứng các yêu cầu của quản lý Nhà n−ớc phải sử dụng kết quả kiểm tra của cơ quan, tổ chức, chuyên gia bên ngoài đối t−ợng đ−ợc kiểm tra gọi là ngoại kiểm.
Hoạt động kiểm tra còn gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, trình độ quản lý, truyền thống pháp luật..., những nhân tố này có ảnh h−ởng trực tiếp tới tổ chức, cách thức kiểm tra. Từ các nhận thức trên rút ra các kết luận về
cơ sở hình thành của kiểm tra nói chung:
+ Kiểm tra gắn liền với quản lý và với mọi hoạt động kinh tế -văn hoá - xã hội, ở đâu có các hoạt động kinh tế, xã hội, có hoạt động quản lý thì ở đó có kiểm tra.
+ Kiểm tra phát sinh, phát triển từ chính nhu cầu quản lý, khi nhu cầu kiểm tra ch−a nhiều và ch−a phức tạp, thì kiểm tra đ−ợc thực hiện đồng thời với các chức năng khác của quản lý ở cùng một con ng−ời, một bộ máy thống nhất. Khi nhu cầu kiểm tra tăng tới mức độ cao, nó đòi hỏi phải tách ra thành một tổ chức riêng và thực hiện kiểm tra một cách độc lập.
+ Quản lý gắn liền với chế độ chính trị - cơ chế quản lý kinh tế - điều kiện xã hội cụ thể, khi các điều kiện tiền đề này thay đổi thì các hoạt động kiểm tra cũng thay đổi theo.
ở n−ớc ta trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác kiểm tra tài chính chủ yếu đ−ợc thực hiện bằng hình thức tự kiểm tra thông qua bộ máy kế toán, xét duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt quyết toán và thanh tra vụ việc về tài chính...
Cùng với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị tr−ờng có định h−ớng của nhà n−ớc. Nhà n−ớc cho phép phát triển kinh tế nhiều thành phần; mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhà n−ớc; phân cấp quản lý ngân sách nhà n−ớc; quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật... Do cơ chế quản lý thay đổi, hình thức tự kiểm không còn phù hợp, đòi hỏi phải có cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc, một tổ chức nằm ngoài hoạt động tài chính thực hiện kiểm tra và xác nhận. Sự ra đời của cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa của n−ớc ta.
Để hoạt động kiểm toán đảm bảo tuân thủ pháp luật, đáp ứng đ−ợc yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát toàn diện hoạt động của Kiểm toán Nhà n−ớc, nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai lệch và vi phạm để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh hoạt động và xử lý những hành vi vi phạm. Để giúp Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc kiểm soát đ−ợc hoạt động kiểm toán, phải có một bộ máy hoặc một công cụ kiểm tra riêng của Kiểm toán Nhà n−ớc, đó là cơ quan thanh tra, kiểm tra.
Hiện nay Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc đang giao nhiệm vụ này cho Vụ Pháp chế thực hiện chức năng thanh tra, Vụ Chế độ và kiểm soát chất l−ợng kiểm toán thực hiện kiểm soát chất l−ợng kiểm toán, Vụ Tổng hợp giúp Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc trong kiểm tra, kiểm soát việc xây dựng kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị đ−ợc kiểm toán. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của ngành nh− vậy bị phân tán, không tập trung vào một đầu mối sẽ khó khăn cho việc theo dõi, tổng hợp kết quả. Vì vậy, phải có một tổ chức thực hiện chức năng thanh tra riêng biệt, đó là thanh tra của Kiểm toán Nhà n−ớc thực hiện chức năng nh− thanh tra hành chính và chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra năm 2004 (tạm gọi là Thanh tra Kiểm toán Nhà n−ớc).