Tách hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước ra khỏi hoạt động quản lý hành chính để các cơ quan hành chính làm tốt

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 98)

ra khỏi hoạt động quản lý hành chính để các cơ quan hành chính làm tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Để không làm méo mó thị trường, các quy định của WTO về minh bạch đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải độc lập với các hoạt động của các doanh nghiệp (đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ, trừ dịch vụ có tính chất công quyền), đảm bảo để hoạt động quản lý nhà nước không thiên vị, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Đối với nước ta, đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Tuy nhiên, những nội dung này liên quan nhiều tới việc sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước. Do đó, cần phải được trình bày độc lập trong mục riêng, trong đó, sẽ tập trung vào khía cạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo từng bước tách dần những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ra khỏi hoạt động của bộ máy hành chính.

Đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện mục đích: - Đảm bảo chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với các quy định của WTO về minh bạch;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước và tăng sức đề kháng của nền kinh tế; đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Thực hiện mục tiêu nói trên, trong thời gian qua, Việt Nam đã đồng thời tiến hành việc hoàn thiện thể chế kinh tế, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và cải cách hành chính. Việc nỗ lực triển khai đồng bộ những hoạt động này đã mang lại những kết quả nhất định, cụ thể như sau:

- Về mặt thể chế, hệ thống pháp luật đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, đã thể chế hóa trong Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Thương mại (2005) nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm huy động mọi nguồn lực của đất nước. Song song với đó, nhiều văn bản pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quản lý kinh tế cũng đã được sửa đổi, bổ sung, đảm bảo để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật và sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các mệnh lệnh hành chính.

- Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, tư nhân hóa, sáp nhập, giải thể và tổ chức lại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh; nhà nước thực hiện thoái vốn thông qua những hình thức nói trên trong những lĩnh vực xã hội có thể làm tốt, không cần thiết phải có sự đầu tư của nhà nước. Cùng với quá trình đó, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm đổi mới từng bước quy chế quản lý đối với những doanh nghiệp này theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của các cơ quan nhà nước và của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác nói trên còn một số hạn chế, yếu kém, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:

- Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường còn chưa theo kịp yêu cầu công cuộc đổi mới. Nhiều văn bản dưới luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với nguyên tắc chung đã được ghi trong các đạo luật về việc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Trong thực tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn được hưởng ưu đãi nhiều hơn trong việc tiếp cận nguồn lực và thông tin. Điều này càng làm cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa lâm

vào hoàn cảnh khó khăn hơn trong bối cảnh khủng hoàng kinh tế toàn cầu hiện nay. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều điểm bất cập, là kẽ hở cho những tiêu cực, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước. Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước chưa được sửa đổi kịp thời, chưa làm rõ vai trò quản lý nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp; mô hình Tổng Công ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước chưa được tổng kết, đánh giá để có những điều chỉnh kịp thời nhằm từng bước chuyển dần chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp từ các cơ quan hành chính cho Tổng công ty này, trên cơ sở xác định lại chức năng, mô hình tổ chức cho phù hợp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa gắn kết với công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thiếu một đề án tổng thể về việc tái cấu trúc các doanh nghiệp này trong phạm vi cả nước.

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, góp phần đảm bảo môi trường pháp lý cho quá trình tự do hóa thương mại, Nghị quyết số 16/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ đối với các Bộ, ngành: soát tổng thể các yếu tố đang cản trở việc hình thành đồng bộ nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước còn giữ độc quyền hoặc chiếm tỷ trọng lớn, các lĩnh vực và các đối tượng đang có sự hỗ trợ mang tính phân biệt đối xử để tiến tới xây dựng lộ trình loại bỏ.

Ngày 8 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 30c/NQ- CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Một trong các mục tiêu của Chương trình được xác định là: “Xây dựng, hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận

lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính”. Để thực hiện mục tiêu nói trên, nhiệm vụ được đặt ra trong Chương trình này là: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới về thể chế doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước”.

Có thể nói, đảm bảo tính độc lập của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng của yêu cầu minh bạch của WTO. Đối với nước ta, cũng như các nước đang trong quá trình chuyển đổi, việc thực hiện sắp sếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chính là một trong những nội dung thực hiện mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)