Lấy ý kiến góp ý của các bên và các doanh nghiệp đối với dự thảo văn bản pháp luật về thương mạ

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 31 - 32)

thảo văn bản pháp luật về thương mại

Quy định về minh bạch trong WTO yêu cầu các bên phải tạo điều kiện để các bên, các doanh nghiệp và công dân của các bên được tham gia, có ý kiến vào quá trình xây dựng chính sách thương mại thông qua hình thức tham vấn.

Quy định này đòi hỏi các quốc gia thành viên, trong quá trình xây dựng pháp luật liên quan hoặc tác động đến thương mại phải dành thời gian hợp lý, đăng tải hoặc thông báo, thông tin kịp thời về các dự thảo văn bản để các bên, các doanh nghiệp có thể tham gia, đóng góp ý kiến vào các dự thảo này và quốc gia dự kiến ban hành các văn bản đó phải có nghĩa vụ xem xét đến những ý kiến đó. Trong thương mại quốc tế, quy định này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo để các bên có thể bày tỏ ý kiến đối với những dự thảo văn bản liên quan đến chính sách thương mại của các bên nhằm đảm bảo các chính sách này không vi phạm các cam kết của quốc gia đó trong WTO hoặc để các bên có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Khoản 2.9.4 Điều 2 Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quy định: Trên cơ sở không phân biệt đối xử, các Thành viên dành thời gian hợp lý cho các Thành viên khác góp ý kiến bằng văn bản, thảo luận về các góp ý này khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.

Điều 12 Hiệp định về các Biện pháp tự vệ quy định:

- Một Thành viên dự định áp dụng hoặc mở rộng một biện pháp tự vệ phải dành những cơ hội thích hợp để tham vấn trước với các Thành viên có quyền lợi cung cấp chủ yếu như nhà xuất khẩu sản phẩm có liên quan, nhằm

rà soát thông tin được cung cấp, trao đổi các quan điểm về biện pháp áp dụng và đạt được một sự hiểu biết về những phương thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Một Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ trước khi áp dụng một biện pháp tự vệ tạm thời. Việc tham vấn phải được bắt đầu ngay sau khi biện pháp này được áp dụng.

- Kết quả tham vấn cũng như các kết quả rà soát trung kỳ, hình thức bồi thường, đề xuất đình chỉ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác sẽ được thông báo ngay lập tức cho Hội đồng thương mại hàng hóa.

Các quy định về lấy ý kiến tham vấn các bên trong WTO không áp dụng đối với những trường hợp khẩn cấp hoặc liên quan đến an ninh quốc gia. Ở đây, các quy định của WTO không quy định rõ ràng, cụ thể về cách thức lấy ý kiến, thời điểm, số lần lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản và trách nhiệm cụ thể về việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các bên như thế nào. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là: WTO nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản về không phân biệt đối xử, bao gồm cả phân biệt đối xử quốc gia và phân biệt đối xử tối huệ quốc, trong việc lấy ý kiến. Có nghĩa là, các bên đều phải được có cơ hội, có đủ thời gian góp ý kiến như nhau và những ý kiến này phải được xem xét để tiếp thu một cách vô tư, công bằng, không thiên vị.

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 31 - 32)