Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền địa phương

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 72)

quan nhà nước có thẩm quyền địa phương

a) Hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với việc lấy ý kiến

Hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp xã, được điều chỉnh trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (2004) và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nói trên. Theo quy định của hai văn bản này, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp: tỉnh, huyện, xã. Hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân là Nghị quyết, của Ủy ban nhân dân là Quyết định và Chỉ thị.

Các văn bản này quy định về việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng dự thảo như sau:

- Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện

để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản, cơ quan hữu quan phải tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong phạm vi và hình thức thích hợp (Điều 4 Luật năm 2004).

Căn cứ vào nội dung dự thảo, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đăng tải dự thảo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hoặc trên trang thông tin điện tử của tỉnh để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

Thời hạn góp ý kiến đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 5 ngày đối với các cơ quan, tổ chức; là 7 ngày đối với đối tượng chịu sự tác động. Thời hạn lấy ý kiến văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện là 3 ngày đối với các cơ quan, tổ chức; là 5 ngày đối với đối tượng chịu sự tác động. Các cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định nội dung vấn đề lấy ý kiến và địa chỉ nơi nhận ý kiến góp ý. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã đươc lấy ý kiến tại các thôn, làng, bản, sóc, tổ dân phố,…

Những quy định trên cho thấy Luật năm 2004 và Nghị định số 91/2005/NĐ-CP đã có những quy định khá cụ thể về việc lấy ý kiến như: xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp là đối tượng cần phải lấy ý kiến; xác định rõ thời hạn lấy ý kiến đối với từng loại văn bản và từng loại đối tượng; xác định hình thức lấy ý kiến trên Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự thảo văn bản; trách nhiệm của cơ quan lấy ý kiến trong việc xác lập những vấn đề cần lấy ý kiến và địa chỉ nhận ý kiến góp ý; trách nhiệm trong việc tiếp thu ý kiến;… Đây là những quy định có tính chất quan trọng đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các cơ quan nhà nước

trong việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

Quy định về đăng tải dự thảo trên Internet lấy ý kiến phù hợp với xu thế chung của quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, mặc dù không cam kết trong WTO nhưng trong Nghị định số 91/2006/NĐ-CP vẫn quy định về việc lấy ý kiến trên Internet.

Tuy nhiên, Luật năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP chưa đặt ra yêu cầu về trách nhiệm của các cơ quan trong việc đánh giá tác động của dự thảo; chưa có quy định về việc đăng tải Báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phản hồi thông tin đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đã góp ý.

b) Về thực tế triển khai thực hiện

Trên thực tế, trong thời gian qua, ở hầu hết các địa phương, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có trách nhiệm đã thực hiện khá tốt các quy định về lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy đinh. Đặc biệt, nhiều dịa phương đã đăng tải các dự thảo lên mục Lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, việc lấy ý kiến chủ yếu thực hiện dưới hình thức gửi dự thảo lấy ý kiến trực tiếp các cơ quan, tổ chức có liên quan. Các hình thức khác như: lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, tổ chức hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố còn rất hạn chế. Theo đánh giá về chất lượng công tác xây dựng pháp luật của chính quyền địa phương, thì công tác lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu; còn nhiều hạn chế, yếu kém [43].

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 72)