Đẩy mạnh công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 109 - 110)

văn bản quy phạm pháp luật

Trong thời gian tới, các cơ quan cần phối hợp đẩy mạnh công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, trong đó tập trung vào việc

hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường, cải cách hành chính, đảm bảo hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của doanh nghiệp nhà nước; áp dụng hình thức ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản do cùng một cơ quan ban hành, đảm bảo tiến độ và chất lượng công tác xây dựng pháp luật, khắc phục những chồng chéo của hệ thống pháp luật.

Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước ở Trung ương chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tập trung triển khai thực hiện các quy định của Pháp lệnh Pháp điển hóa hệ thống pháp luật, đảm bảo để hệ thống pháp luật minh bạch, đồng bộ, khả thi, dễ tra cứu, thực hiện, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước bằng và theo pháp luật.

Trên cơ sở tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, cần tập trung cho công tác thẩm định, thẩm tra sự phù hợp của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với các cam kết trong các điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam; từng bước rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của pháp luật phù hợp với các cam kết về lộ trình cắt giảm các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, đảm bảo các nguyên tắc không phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các biện pháp bảo hộ doanh nghiệp trong nước theo đúng quy định của WTO dành cho các quốc gia đang phát triển.

Tiến hành rà soát, kiểm tra, hủy bỏ các văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, như: Công văn, Thông báo, Quyết định cá biệt,... đảm bảo để các quy định có tính áp dụng chung phải được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch và được thực hiện thống nhất.

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)