Cam kết của Việt Nam về minh bạch khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 55)

Một trong những quan điểm có tính xuyên suốt, quán xuyến toàn bộ quá trình đàm phán mà Việt Nam đưa ra đã được Ban Công tác ghi nhận là: Việt Nam cam kết lấy các nguyên tắc của WTO làm nền tảng cho các chính sách thương mại của mình. Việt Nam đã và đang tiến hành rà soát và sửa đổi luật pháp để từng bước phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO [47].

Với quan điểm đó, kể từ khi đệ đơn xin gia nhập năm 1995, Việt Nam đã từng bước tiếp cận, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với các quy định của WTO, trong đó, có các quy định về minh bạch trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật.

Những quyết tâm, nỗ lực trong việc thực hiện các quy định của WTO nói chung, về minh bạch nói riêng, thể hiện trong việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (2001) bởi Hoa Kỳ là thành viên của WTO, nếu ta ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì khi gia nhập WTO, ta cũng sẽ phải dành cho các thành viên khác những đối xử như đã cam kết với Hoa Kỳ. Như vậy, ngay từ những năm 2001, Việt Nam đã có những bước đẩy mạnh việc thực hiện minh bạch trong xây dựng và thực hiện chính

sách pháp luật. Để thực thi cam kết trong Hiệp định này, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoặc tác động đến nghĩa vụ của mình trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và về minh bạch nói riêng. Ví dụ: Năm 2001, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp và nhiều đạo luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước; năm 2002, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các đạo luật khác về thương mại, đầu tư, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,... làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tăng tính minh bạch, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, thúc đẩy tự do thương mại, phát triển kinh tế,... Nói cách khác, việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính là dấu mốc quan trọng, là một bước “tập duyệt”, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, thực hiện chủ trương từng bước hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới của nước ta.

Bên cạnh những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, minh bạch trong xây dựng và thực thi pháp luật còn là nhu cầu tự thân của quá trình đổi mới, phát triển, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy quá trình minh bạch hóa một cách nhanh chóng hơn, đồng bộ, hiệu quả hơn. Minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật được xác định vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong tiến trình dân chủ hóa, hội nhập quốc tế. Đây là xu thế tất yếu khách quan, không thể đảo ngược, mặc dù hiện nay hiện tượng bảo hộ mậu dịch nội địa đang diễn ra ở nhiều nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, nó nhận được sự đồng thuận mạnh mẽ từ phía các cơ quan, sự ủng hộ nhiệt tình từ đông đảo nhân dân và sự hoan nghênh tích cực của các đối tác trên thế giới.

Theo mục 2 Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nội dung được áp dụng trực tiếp gồm có:

- Các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này; - Các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập WTO.

Đồng thời, Nghị quyết này cũng nhắc lại nguyên tắc có tính phổ quát được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về việc lựa chọn văn bản áp dụng khi có sự khác nhau giữa các quy định của pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm.

Như vậy, Việt Nam cam kết trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về minh bạch đã được quy định trong các Hiệp định và văn kiện pháp lý liên quan đến Việt Nam gia nhập WTO. Về minh bạch, Việt Nam cam kết áp dụng trực tiếp các đoạn 507, 508, 509, 519 Báo cáo của Ban Công tác.

Tuyên bố có tính cam kết chung nhất về việc thực hiện các quy định của WTO về minh bạch được Ban Công tác ghi nhận tại đoạn 518 Báo cáo về việc Việt Nam gia nhập:

- Kể từ ngày gia nhập, Chính phủ Việt Nam sẽ thực thi đầy đủ Điều X của Hiệp định GATT 1994, Điều III của Hiệp định GATS và các yêu cầu khác về minh bạch của WTO, kể cả các yêu cầu về thông báo, bình luận trước và công khai. Như vậy, tất cả các luật, nghị định và quyết định của tòa án có tính áp dụng chung liên quan tới hoặc ảnh hưởng đến các vấn đề về hải quan, thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và kiểm soát ngoại hối sẽ được công khai ngay trên Công báo theo hướng đáp ứng các yêu cầu của WTO và

không có luật, nghị định, quyết định của toà án mang tính áp dụng chung như vậy sẽ có hiệu lực hoặc được thực thi trước thời gian văn bản được công khai ngoại trừ những trường hợp liên quan đến tình trạng khẩn cấp hoặc an ninh quốc gia, hoặc các văn bản mà việc công bố sẽ gây trở ngại đến quá trình thực thi pháp luật.

- Kể từ ngày gia nhập, đối với vấn đề (hoặc khía cạnh của một vấn đề) đã được nêu ở trên, Việt Nam sẽ thành lập hoặc chỉ định một xuất bản phẩm hay trang thông tin điện tử (website) chính thức, được dùng để công bố trước khi văn bản có hiệu lực tất cả các quy định, quyết định, sắc lệnh và quyết định hành chính mang tính áp dụng chung liên quan hoặc ảnh hưởng tới vấn đề đó. Các trang tin điện tử (website) hoặc xuất bản phẩm này sẽ được cập nhật thường xuyên, được thông báo cho WTO và cho phép các thành viên WTO, các cá nhân, hiệp hội và doanh nghiệp có thể tiếp cận.

- Việc công bố các quy định như vậy và các biện pháp khác sẽ bao gồm, tùy trường hợp thích hợp: 1) Tên cơ quan (kể cả nơi liên lạc) chịu trách nhiệm thực thi một biện pháp riêng biệt; 2) Ngày biện pháp đó có hiệu lực.

- Liên quan đến dự thảo các luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định khác và biện pháp khác do Quốc hội và Chính phủ ban hành liên quan hoặc ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, sẽ có một khoảng thời gian hợp lý (không ít hơn 60 ngày), để các thành viên, cá nhân, hiệp hội và doanh nghiệp có thể đóng góp ý kiến cho các cơ quan có liên quan trước khi những biện pháp này được thông qua. Chính phủ cũng sẽ xem xét những ý kiến nhận được trong khoảng thời gian lấy ý kiến đóng góp. Các trường hợp ngoại lệ duy nhất không cần dành cơ hội đóng góp ý kiến là đối với những quy định hoặc biện pháp khác liên quan đến tình trạng khẩn cấp hoặc an ninh quốc gia, hoặc các quy định mà việc công bố những quy định này sẽ cản trở việc thực thi luật pháp.

Ngoài những cam kết chung, có tính nguyên tắc về vấn đề minh bạch được Ban Công tác ghi nhận tại đoạn nói trên, Việt Nam còn có những cam kết cụ thể được ghi nhận trong những đoạn khác của Báo cáo này về các khía cạnh của vấn đề minh bạch:

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)