Thông báo, giải đáp và cung cấp thông tin liên quan đến chính sách pháp luật thương mạ

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 32)

chính sách pháp luật thương mại

Thông báo sự thay đổi chính sách pháp luật là một trong các nội dung của yêu cầu minh bạch theo quy định của WTO, được quy định trong nhiều điều, khoản khác nhau của các văn kiện pháp lý của WTO.

Điều 2.9 Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quy định:

Khi dự kiến về một tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp với nội dung kỹ thuật của các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của các Thành viên khác, các Thành viên phải thông

báo cho các Thành viên khác qua Ban Thư ký về các sản phẩm dự kiến sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng với chỉ dẫn ngắn gọn về các mục tiêu và lý do áp dụng. Thông báo này sẽ sớm được đưa ra để có thể sửa đổi và xem xét các ý kiến đóng góp;

Nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải đáp cũng được quy định tại Điều 2.9.3 Hiệp định nêu trên: Khi được yêu cầu, phải cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của quy định kỹ thuật dự định áp dụng và, khi cần thiết, làm rõ những phần nội dung của quy định đó có sự khác biệt với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

Quy định về thông báo cũng được áp dụng đối với những tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp chính quyền ngay dưới cấp Trung ương ban hành nhưng khác với những tiêu chuẩn do cơ quan Trung ương ban hành.

Điều 25 Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng quy định trách nhiệm của các thành viên phải: (i)Nộp thông báo về trợ cấp không chậm hơn ngày 30 tháng 6 hàng năm; (ii) Thông báo về mọi khoản trợ cấp thuộc loại trợ cấp riêng biệt. Nội dung thông báo phải đủ chi tiết cụ thể để các thành viên khác có thể đánh giá tác động thương mại của nó và hiểu về hoạt động của chương trình trợ cấp được thông báo. Thông báo sẽ gồm những thông tin: hình thức trợ cấp (ví dụ như các khoản thu hoặc cấp, cho vay, ưu đãi về thuế); trợ cấp tính theo đơn vị hoặc khi không thể tính cụ thể được, là tổng trị giá hay số tiền trợ cấp cả năm ngân sách dành cho trợ cấp (nếu có thể nêu mức trợ cấp trung bình tính theo đơn vị đã thực hiện năm trước); mục tiêu hoặc mục đích về mặt chính sách của trợ cấp; thời hạn trợ cấp và/hoặc thời hạn khác gắn liền với trợ cấp; số liệu thống kê cho phép đánh giá tác động thương mại của trợ cấp. Khi các điểm nói trên không được đề cập trong thông báo thì cần có giải thích lý do ngay trong thông báo đó.

Theo quy định của Điều này, thì việc thông báo có thể thực hiện thông báo cho Ban Thư ký bằng văn bản; và, trong bất kỳ thời điểm nào, các thành

viên cũng có thể gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tính chất và mức độ của bất kỳ trợ cấp nào được một thành viên khác áp dụng, duy trì hay yêu cầu giải thích về lý do một biện pháp cụ thể được coi không phải là đối tượng thông báo.

Đối với nước áp dụng biện pháp trợ cấp, khi được yêu cầu, phải cung cấp thông tin đầy đủ và khẩn trương nhất có thể, và khi được yêu cầu sẽ sẵn sàng cung cấp bổ sung thông tin. Thông tin phải chi tiết đến mức có thể cho phép thành viên yêu cầu có thể đánh giá được tính phù hợp với Hiệp định này. Nếu thành viên nào thấy rằng những thông tin này chưa được cung cấp thì có thể đưa vấn đề ra trước Uỷ ban.

Đối với bất kỳ thành viên nào khi thấy một biện pháp được một thành viên khác áp dụng có tác động như là trợ cấp nhưng không được thông báo phù hợp, thì có thể nêu vấn đề này với thành viên đó. Nếu sau đó biện pháp được coi là trợ cấp không được thông báo nhanh chóng, thì thành viên đã nêu trên có thể đưa vấn đề về biện pháp được cho là trợ cấp đó ra Uỷ ban.

Các thành viên sẽ thông báo không chậm trễ cho Uỷ ban về mọi hành động tạm thời hay chính thức được thực hiện liên quan tới thuế đối kháng. Mọi báo cáo sẽ được cung cấp sẵn sàng tại Ban Thư ký để các thành viên khác kiểm tra. Các thành viên cũng sẽ nộp báo cáo định kỳ nửa năm, về các biện pháp về thuế đối kháng đã áp dụng trong nửa năm qua. Báo cáo nửa năm sẽ được nộp theo mẫu tiêu chuẩn được thoả thuận trước.

- Mỗi thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về: cơ quan nào của mình có thẩm quyền mở và tiến hành điều tra và thủ tục trong nước điều chỉnh việc mở và tiến hành điều tra đó.

Điều 12 Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định trách nhiệm của các thành viên như sau:

- Thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ việc tiến hành điều tra liên quan tới tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn hại

nghiêm trọng và các nguyên nhân; kết luận về tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng do sự gia tăng nhập khẩu; và quyết định áp dụng hoặc mở rộng biện pháp tự vệ.

- Khi đưa ra thông báo nêu trên, thành viên dự kiến áp dụng hay mở rộng biện pháp tự vệ phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ, bao gồm các chứng cứ về sự tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng do sự gia tăng nhập khẩu, mô tả rõ ràng loại sản phẩm liên quan, biện pháp dự kiến, thời điểm áp dụng dự kiến và tiến độ thực hiện tự do hóa biện pháp này. Trong trường hợp gia hạn biện pháp tự vệ thì phải chứng minh được ngành công nghiệp liên quan đang được điều chỉnh. Hội đồng thương mại hàng hóa hay Uỷ ban có thể yêu cầu thành viên dự định áp dụng hay mở rộng biện pháp tự vệ cung cấp thêm thông tin nếu thấy cần thiết.

- Thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về pháp luật, quy định và thủ tục hành chính của mình có liên quan tới các biện pháp tự vệ này cũng như những sửa đổi của chúng.

- Một thành viên có thể thông báo cho Uỷ ban về các Biện pháp tự vệ về pháp luật, quy chế, thủ tục hành chính và bất kỳ một biện pháp hay hành động nào như trong Hiệp định này mà các thành viên khác, theo Hiệp định này, đáng lẽ phải thông báo nhưng lại chưa thông báo.

- Uỷ ban về các biện pháp tự vệ có trách nhiệm thông báo thông tin được quy định trong Hiệp định này cho Hội đồng thương mại hàng hóa.

Các quy định về thông báo theo Hiệp định này không đòi hỏi phải tiết lộ thông tin bí mật mà việc tiết lộ này có thể ngăn cản việc thực thi pháp luật hay đi ngược lại lợi ích chung và lợi ích thương mại của các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân cụ thể.

Điều 63 (có tên gọi là tính minh bạch) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định:

- Các thành viên phải thông tin về các luật và các quy định cho Hội đồng TRIPS để giúp Hội đồng đánh giá việc thi hành Hiệp định này. Hội đồng phải cố gắng giảm đến mức tối thiểu nghĩa vụ này cho các thành viên và có thể quyết định miễn nghĩa vụ thông tin về các luật và các quy định đó trực tiếp cho Hội đồng nếu việc thương lượng với WIPO về việc thành lập một hệ thống chung để đăng ký các luật và quy định pháp luật đó đạt kết quả. Hội đồng cũng phải xem xét bất kỳ hoạt động thông tin nào bắt buộc phải tiến hành để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định này xuất phát từ các quy định của Điều 6 Công ước Paris (1967).

- Theo yêu cầu bằng văn bản của một Thành viên, mỗi Thành viên khác phải sẵn sàng cung cấp thông tin về các vấn đề trên đây. Thành viên nào có lý do để tin rằng tồn tại một quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính hoặc thoả thuận song phương trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến các quyền của mình theo Hiệp định này, cũng có thể yêu cầu bằng văn bản để được tiếp cận với hoặc được thông tin chi tiết về những quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính hoặc các thỏa thuận song phương như vậy.

Điều 18.2.3 Hiệp định về Nông nghiệp quy định:

- Quá trình rà soát sẽ được thực hiện trên cơ sở thông báo của các Thành viên về các vấn đề liên quan và theo định kỳ được xác định, cũng như trên cơ sở các tài liệu mà Ban Thư ký có thể được yêu cầu chuẩn bị để tạo điều kiện cho quá trình rà soát đó.

- Cùng với các thông báo phải nộp như trên, các biện pháp hỗ trợ mới trong nước hoặc sửa đổi biện pháp hiện hành có yêu cầu được miễn trừ cắt giảm đều phải được thông báo ngay. Thông báo đó sẽ bao gồm chi tiết về biện pháp mới hoặc sửa đổi, và sự phù hợp của chúng theo các tiêu chí đã quy định.

- Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.

- Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế.

Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo. Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.

- Các Thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳ biện pháp nào do một Thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp định này.

Khoản 2.5 Điều Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quy định: Một Thành viên khi chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng một quy định có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thương mại của các Thành viên khác, khi được một nước Thành viên khác yêu cầu, sẽ phải giải trình về quy định kỹ thuật đó.

Như vậy, mỗi Hiệp định đều có những quy định riêng về nội dung, hình thức, cách thức, thời gian và trách nhiệm thông báo khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này đều có điểm chung là nếu có những thay đổi trong chính sách, pháp luật ảnh hưởng xấu, có nguy cơ làm cản trở quá trình tự do hóa thương mại và có thể làm thiệt hại cho doanh nghiệp của các thành viên khác thì các thành viên phải có trách nhiệm nhanh chóng thông báo hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của các bên nhằm đảm bảo để việc thực thi những nội dung

đã thỏa thuận, cam kết. Các thay đổi về mặt chính sách, pháp luật không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tự do hóa sẽ không thuộc diện phải thông báo bởi nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích các quốc gia thỏa thuận hoặc tự nguyện từng bước xóa bỏ những rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hoạt động thương mại quốc tế. Các thành viên có thể thông báo cho một số Uỷ ban về nghĩa vụ thông báo của một thành viên khác mà đáng lẽ ra thành viên này phải thực hiện.

Các thông báo nộp đến Trung tâm Đăng ký các thông báo (CRN) có thể bằng văn bản, fax hoặc bằng tài liệu điện tử kèm theo thư điện tử.

Song song với việc thực hiện nghĩa vụ thông báo, cung cấp thông tin theo yêu cầu, các thành viên của các Hiệp định này cũng phải có trách nhiệm xây dựng mạng lưới các cơ quan giải đáp chính sách, pháp luật. Quy định này được nêu rõ nhất trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.

Theo quy định trong các Hiệp định, những thông báo, thông tin giải đáp này phải là chính thức của Chính phủ và phải được thực hiện trong thời hạn đã được các bên cam kết, thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, thực thi những chính sách này phục vụ cho quá trình thúc đẩy thương mại cũng như bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Thời hạn thông báo, giải đáp hay cung cấp thông tin được quy định đối với từng trường hợp cụ thể trong các Hiệp định khác nhau.

Nhằm đảm bảo tính chính thức của những thông tin được giải đáp, cung cấp, trả lời, phần lớn các Hiệp định đều quy định những thông báo, thông tin phải được làm thành văn bản. Và thông thường thì những thông báo đối với WTO phải được dịch sang ngôn ngữ của Tổ chức này.

Theo Quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO về thủ tục thông báo thì đối tượng của hoạt động này được nêu trong Phụ lục kèm theo. Theo đó, những lĩnh vực sau có thể là đối tượng phải thông báo, gồm: Thuế quan (kể cả giảm

thuế và phạm vi các cam kết trần, các điều khoản GSP, các mức thuế đã áp dụng cho các thành viên thuộc các khu thương mại tự do, các liên minh thuế quan, các ưu tiên khác); các hạn ngạch thuế quan và các phụ phí; các hạn chế định lượng, kể cả các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các thỏa thuận marketing có trật tự tác động đến nhập khẩu; các biện pháp phi thuế quan khác như là cấp giấy phép và các yêu cầu pha trộn; các loại thuế khả biến; định giá hải quan; quy tắc xuất xứ; mua sắm chính phủ; các hàng rào kỹ thuật; các hành động tự vệ; các hành động chống bán phá giá; các hành động đối kháng; thuế xuất khẩu; các trợ cấp xuất khẩu, các miễn trừ thuế và ưu đãi tài chính xuất khẩu; các khu thương mại tự do, kể cả việc sản xuất trong khu ngoại quan; các hạn chế xuất khẩu, kể cả các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các thỏa thuận marketing có trật tự; sự trợ giúp khác của chính phủ, bao gồm các trợ cấp, miễn thuế; vai trò của các doanh nghiệp thương mại nhà nước; kiểm soát ngoại hối liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu; thương mại đổi hàng được chính phủ uỷ quyền; bất kỳ biện pháp nào khác được quy định trong các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 32)